Sức khỏe và sự phát triển trí não của các bé luôn là vấn đề được phụ huynh quan tâm nhiều nhất. Các mẫu thực đơn cho trẻ 5 tuổi là yếu tố rất cần thiết giúp phụ huynh có thể chăm sóc tốt nhất cho con trẻ. Khi được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là những thực đơn nên tham khảo dành cho các bố mẹ có con nhỏ.
1. Chế độ dưỡng chất hằng ngày cho bé 5 tuổi
Mỗi bé sẽ có những nhu cầu về dưỡng chất khác nhau, phụ huynh cần lưu ý để có thể cung cấp những thực phẩm hợp với khẩu vị của con bạn nhất. Với thực đơn cho trẻ 5 tuổi là điều cần thiết, các bố mẹ nên cho con mình có những thói quen như ăn uống điều độ, dùng các thực phẩm an toàn vệ sinh, tập ăn rau, củ, quả.
Bên cạnh các bữa ăn chính, hãy cho bé ăn kèm các món tráng miệng như hoa quả để bổ sung nhiều vitamin, giúp cơ thể chắc khỏe hơn
Bởi khi bạn có những kinh nghiệm về xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, khi đó sẽ giúp các bé có thể phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có chế độ ăn uống đúng giờ tạo một thói quen tốt, giúp bé có thể hình thành và cân bằng giữa các hoạt động vui chơi và nạp thêm năng lượng.
2. Những nhóm dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn cho trẻ 5 tuổi
Với thực đơn cho trẻ 5 tuổi thì cần phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho các bé. Các chất như: đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, đường bột là những chất cần phải có trong mỗi bữa ăn. Bố mẹ cũng tham tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để tìm đúng thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Ngoài ra, món ăn cho bé 5 tuổi phụ huynh cũng nên chọn các thực phẩm đúng với sở thích và khẩu vị của con. Tránh tình trạng ép buộc vì như vậy làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bố mẹ hãy đưa ra những thực đơn và cần lưu ý chọn những thực phẩm như:
- Đầu tiên, các thực đơn cho trẻ mầm non thì bạn hãy ưu tiên các món ăn từ thịt nạc, bao gồm nhiều loại thịt khác nhau như: thịt gà, bò, heo,… và một số loại thức ăn khác được chế biến từ sữa ít béo.
- Khi chế biến thức ăn cho các bé thì tốt nhất phụ huynh nên hạn chế dùng quá nhiều dầu ăn mà hãy dùng từ mỡ động vật. Đợi mỡ động vật nấu chảy thành nước như mỡ cá, mỡ heo như vậy sẽ tốt hơn cho sự phát triển của các bé.
- Đối với các thực đơn dành cho trẻ 5 tuổi, thì độ tuổi này trẻ đang phát triển rất tốt về xương và răng. Nên bố mẹ cần cung cấp các thức ăn chứa nhiều canxi thông qua các thực phẩm như: yaourt, rau cải xanh, nước cam, sữa, bơ,…
- Các món ăn cho trẻ mầm non như thức ăn vặt hoặc thức ăn có chứa quá nhiều đường như: kẹo, bánh, các loại trái cây quá ngọt,… thì bạn nên hạn chế cho bé ăn. Vì những món này không tốt cho sức khỏe và rất dễ khiến bé mắc bệnh béo phì.
- Đặc biệt, bố mẹ nên tìm hiểu và bổ sung nhiều các vitamin và chất khoáng. Bởi đây là những yếu tố quan trọng giúp sức khỏe bé được tăng cường, phát triển tốt nhất, tốt nhất là những vitamin A, B, C, chất sắt,… Trong thực đơn cho trẻ 5 tuổi thì mẹ hãy cho bé ăn thêm các thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu, tôm, thịt,… để bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi giàu cho trẻ.
- Uống nước nhiều cũng là yếu tố cần thiết mà các bố mẹ nên khuyến khích con mình bổ sung nhiều trong ngày. Vì uống nước sẽ giúp làm mát cơ thể, hạn chế các bệnh vặt hoặc nguy cơ mất nước.
- Cuối cùng, để biết được những thực đơn mà bạn xây dựng có thật sự hiệu quả đối với bé không thì hãy có những phương pháp và biểu đồ quan sát sức khỏe trẻ thật thường xuyên. Hãy theo dõi chiều cao, cân nặng trẻ để biết con mình đang cần gì hoặc dư gì mà tìm những thực phẩm bổ sung cho phù hợp nhất.
3. Thực đơn cho trẻ 5 tuổi theo từng buổi trong ngày
3.1. Thực đơn cho Bữa sáng
Đối với các bé, ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, không thể thiếu. Vì vậy, bố mẹ cần chuẩn bị thực đơn cho trẻ 5 tuổi sao cho khẩu phần đầy đủ dưỡng chất. Vì độ tuổi của bé còn nhỏ, đang phát triển nên cần được ăn những món được chế biến sạch sẽ, dễ tiêu. Giúp dạ dày bé có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn sáng trong một tuần dành cho các bé:
- Bún chả cá
- Phở bò
- Bánh mì ốp la
- Hủ tiếu thịt bằm
- Cháo cá hồi rau ngót
- Phở gà
- Cháo tôm thịt rau cải
3.2. Thực đơn cho Bữa trưa
Một bữa chính khác không kém phần quan trọng trong ngày đó là bữa trưa. Thực đơn cho trẻ mầm non vào thời điểm này cần thêm những món ăn đầy đủ dưỡng chất cùng với cơm. Bé ăn trưa có thể no hơn so với bữa ăn sáng. Giúp bé nạp thêm năng lượng đã mất qua các thời gian học buổi sáng. Cũng như chuẩn bị trẻ luôn trong trạng thái tốt nhất cho giờ buổi chiều.
Đối với trẻ thì trưa là lúc cơ thể bé cần nạp thêm năng lượng và thật nhiều dưỡng chất để giúp bé có đủ sức khỏe cho những hoạt động buổi chiều. Bé ăn trưa để bắt đầu một buổi chiều đầy năng lượng thì hãy cung cấp những thực đơn cho trẻ 5 tuổi thật nhiều dinh dưỡng. Một số thực đơn có đủ điều kiện để trẻ phát triển tốt nhất mà các bố mẹ nên tham khảo:
- Thịt bò xào rau củ + canh cua rau dền mồng tơi + cơm
- Cá phi lê kho tộ + canh thịt rau ngót + cơm
- Thịt trứng xào cà chua + canh thịt xà lách xoong + cơm
- Cá thu sốt cà + canh khoai tây + cơm
- Thịt kho trứng + canh bầu nấu tôm + cơm
- Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm
- Thịt đậu phụ sốt cà chua + canh tôm bí xanh + cơm
3.3. Thực đơn cho Bữa tối
Bữa ăn chính cuối cùng trong ngày dành cho các bé, đây cũng là bữa cần cung cấp nhiều dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho trẻ, bổ sung dưỡng chất sau ngày dài hoạt động. Cũng tương tự như bữa trưa thì tối cũng cho trẻ ăn cơm cùng với một món canh và món mặn có thêm rau củ quả để có thêm nhiều vitamin hơn. Thực đơn cho buổi tối dành cho các mẹ nên khảo khảo như sau:
- Tôm rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm
- Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm
- Trứng chiên thịt + canh su su thịt bằm + cơm
- Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ + cơm
- Tôm rim + canh trứng cà chua + cơm
- Thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót + cơm
- Cá phi lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm
3.4 Thực Đơn Bữa phụ
Bữa phụ là bữa ăn thêm nhằm tiếp thêm năng lượng cho trẻ, không phải ăn vặt. Các bố mẹ nên chọn những thực đơn cho trẻ 5 tuổi thật ngon và có dinh dưỡng cho bữa phụ. Bởi bữa ăn này, cũng giúp trẻ phát triển hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các bố mẹ không nên cho bé ăn quá no vì có thể làm bé không thèm ăn khi đến bữa chính. Một số món ăn phụ ăn, bổ mà các phụ huynh nên tham khảo là:
- Cơm cuộn
- Váng sữa
- Bánh mì bơ
- Súp gà trứng
- Bánh rán
- Sữa chua
- Trái cây trộn sữa chua
Những món ăn ngon không chỉ làm vị giác bé được kích thích, mà các thực đơn dinh dưỡng cho bé phải cung cấp đủ dưỡng chất để quá trình phát triển của trẻ diễn ra tốt nhất. Các mẫu thực đơn cho bé 3 tuổi, thực đơn cho bé 4 tuổi, cũng như các độ tuổi trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất. Vì thế, bất cứ bữa ăn nào trong ngày cũng cần được nghiên cứu kĩ để giúp con bạn mau ăn chóng lớn.
Phần dinh dưỡng đã cơ bản đầy đủ, bây giờ đến lúc bổ sung kiến thức cho con. Mời cha mẹ tham khảo thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ
4. 5+ mẫu thực đơn dinh dưỡng cho bé 5 tuổi
Thực đơn 1:
- Bữa sáng: phở gà + nửa quả táo đỏ
- Bữa phụ 1: 1 cốc lúa mạch
- Bữa trưa: cơm + trứng hấp thịt bằm và nấm mèo + canh bầu cá thác lác
- Bữa phụ 2: ngô xào
- Bữa tối: cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi
- Bữa phụ 3: sinh tố hoa quả
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: súp nui thịt heo
- Bữa phụ 1: há cảo hấp
- Bữa trưa: tôm kho + canh khoai sọ + vài múi quýt + cơm
- Bữa phụ 2: bánh su kem
- Bữa tối: bánh canh nấu nấm và thịt heo + trái cây dằm
- Bữa phụ 3: 1 cốc sữa đậu nành
Thực đơn 3:
- Bữa sáng: cháo gà + vài miếng xoài
- Bữa phụ 1: bánh giò
- Bữa trưa: miến gà + đậu cove luộc + đu đủ chín
- Bữa phụ 2: chè long nhãn hạt sen
- Bữa tối: cơm + thịt viên sốt cà chua + mướp đắng xào trứng
- Bữa phụ 3: 1 cốc sữa
Thực đơn 4:
- Bữa sáng: cháo sườn củ dền + 1 quả chuối
- Bữa phụ 1: sữa tươi
- Bữa trưa: cơm + thịt bò xào + đỗ xào + canh bắp cải + nho
- Bữa phụ 2: chè đỗ xanh
- Bữa tối: cơm + đậu hũ dồn thịt sốt cà chua + canh rau cải nấu cá viên + măng cụt
- Bữa phụ 3: 1 hũ sữa chua
Thực đơn 5:
- Bữa sáng: bánh mì pate + giò lụa hoặc với trứng rán + vài miếng lê
- Bữa phụ 1: chè tàu hũ
- Bữa trưa: cơm + sườn xào chua ngọt + đậu bắp luộc + canh khoai mỡ thịt bằm + dưa hấu
- Bữa phụ 2: bánh bông lan
- Bữa tối: bún bò + bông cải xanh xào cà rốt + hồng xiêm
- Bữa phụ 3: sinh tố bơ
Thực đơn 6:
- Bữa sáng: cháo yến mạch + 1 cốc nước chanh
- Bữa phụ 1: bánh bèo nhân đỗ xanh
- Bữa trưa: bánh mì ragu (bò hầm đậu trắng) + canh bí xanh nấu tôm + vài miếng thanh long
- Bữa phụ 2: ngô xào hành lá
- Bữa tối: cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi + vài miếng thơm
- Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả
4. Thực đơn dinh dưỡng cho bé bị thừa cân – béo phì
Các thực đơn cho trẻ 5 tuổi có đa dạng rất nhiều thực phẩm, với từng cách chế biến khác nhau tùy thuộc vào sở thích cũng như thực trạng hiện tại của bé. Đối với những bé thừa cân, bố mẹ nên cân nhắc và gia giảm thành phần ăn thật phù hợp để có thể kiểm soát cân nặng của các bé tốt hơn. Dưới đây là thực đơn dành cho bé béo phì mà các phụ huynh cần tham khảo:
Thực đơn 1:
- Bữa sáng: cháo gà + vài múi quýt
- Bữa trưa: súp nui + vài miếng dưa hấu + 1 cốc sữa tươi ít đường
- Bữa tối: cơm + đậu hũ dồn thịt hấp + canh bắp cải
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: bún riêu cua + 1 quả táo đỏ
- Bữa trưa: cơm + cá thác lác sốt cà chua + canh rau dền + vài miếng thanh long
- Bữa tối: cơm + thịt nạc luộc chấm nước mắm + canh bông cải trắng nấu cà chua + 1 cốc nước cam
Các bố mẹ cần lưu ý rằng nếu các bé bị bệnh thừa cân thì phụ huynh hạn chế cho con ăn các món thức ăn nhanh, giảm lượng tinh bột trong thức ăn, không sử dụng nhiều các loại nước ngọt có gas.
Cần cho trẻ ăn nhiều trái cây, hoa quả có nhiều vitamin như: nho, bưởi, cam, quýt,… Bên cạnh đó thì việc làm các thức ăn có dầu mỡ chúng ta nên thay bằng hấp hoặc luộc để lượng mỡ ít tích tụ lại, giúp hạn chế sự tăng cân của trẻ.
Xây dựng thực đơn cho trẻ 5 tuổi là điều quan trọng đối với các bậc phụ huynh vì nó giúp con bạn được phát triển toàn diện nhất. Trẻ có hấp thụ được hay không? Ăn có ngon miệng và hợp khẩu vị không? Tất cả phụ thuộc vào sự tìm hiểu và quan sát của các bậc phụ huynh. Mong rằng những chia sẻ trên về các thực đơn cần thiết sẽ giúp bạn có những thực đơn giàu dinh dưỡng nhất, để con bạn được phát triển khỏe mạnh nhất về thể chất lẫn tinh thần.