Nhắc đến vấn đề dạy dỗ con cái, hầu hết bố mẹ nào cũng sẽ quan tâm sâu sắc. Các bậc phụ huynh luông muốn học hỏi nhiều hơn để có những phương pháp tốt nhất cho con của mình. Dạy con kỹ năng sống tự lập là một trong những yếu tố hiện được nhiều bố mẹ chú trọng nhất. Bởi khi có kỹ năng sống tự lập bé sẽ phát triển tốt hơn. Bé tự tin vào khả năng bản thân, có thể hội nhập và kết nối toàn cầu. Dưới đây là 5 bước hiệu quả nhất về cách dạy con tự lập mà các bố mẹ nên tham khảo.
1. Dạy con kỹ năng sống tự lập cơ bản trong đời sống
Mỗi ngày của trẻ là những trải nghiệm thật thú vị và tuyệt vời, với biết bao điều mới lạ. Nhất là ở độ tuổi mầm non, các trẻ rất thích được học hỏi, tìm tòi, luôn bắt chước theo người lớn. Vì vậy, hãy dạy con kỹ năng sống tự lập từ sớm để bé có thể biến khả năng này thành bản năng và luôn chủ động mọi việc có trong khả năng bé mà không cần nhờ đến bố mẹ.
1.1. Kỹ năng sống biết giữ gìn vệ sinh
Giữ gìn vệ sinh được coi như là một vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay. Hãy dạy bé biết giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. Dạy con kỹ năng sống tự lập, một trong các kỹ năng cho trẻ mầm non cần hình thành từ những điều nhỏ nhặt nhất, để bé làm quen dần.
Bố mẹ hướng dẫn con ăn uống xong phải bỏ rác đúng nơi quy định, dọn dẹp đồ chơi gọn gàng sau khi sử dụng tránh tình trạng bày bừa khiến đồ chơi trở nên dơ bẩn hơn. Khi bé vô tình làm đổ nước, hãy chỉ bé lau dọn sạch sẽ, hoặc đơn giản hơn là chỉ bé cách quét dọn nhà cửa phụ mẹ. Đó là một số điều thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, hãy cho bé học kỹ năng từ những công việc đơn giản ấy.
1.2. Kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân
Đối với phương pháp nuôi dưỡng và dạy dỗ Montessori, các trẻ ở độ từ 3-6 tuổi có kỹ năng sống tự lập tự chăm sóc bản thân bằng một số biện pháp vô cùng cơ bản. Bố mẹ nên áp dụng để hình thành cho bé lối sống tự lập sớm, để quá trình trẻ phát triển được diễn ra thật hiệu quả và dễ dàng.
Ở độ tuổi này các bé đã có thể tự đánh răng, tự thay đồ, tự cất quần áo và biết dọn dẹp đồ chơi,… Phụ huynh nên để các vật dụng đó của bé ở tầm thấp để trẻ dễ dàng với tới. Từ đó bạn có thể hướng dẫn trẻ cách tự làm để trẻ biết được những điều bản thân có thể làm.
Tự mang giày dép cũng là một trong những kỹ năng tự chăm sóc bản thân, hãy dạy con kỹ năng sống tự lập từ cấp độ dễ đến cấp độ khó. Như tập cho bé mang dép đúng chiều, đúng chân từ dép xỏ rồi từ từ đến giày. Trẻ sẽ học từ từ và thích nghi được với môi trường sống tự lập nhiều hơn.
1.3. Kỹ năng sống biết giúp đỡ mọi người
Đây không chỉ là một kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Nó còn là đức tính tốt giúp các bé có thể hình thành ý thức thật tốt. Những hành động nhỏ, các công việc nhẹ nhàng như: tưới cây phụ bố, rửa rau củ phụ mẹ, dọn cơm, mang đồ phụ mẹ,… bạn có thể cho bé tập dần từ những công việc này.
Khi cho trẻ có điều kiện giúp đỡ bố mẹ, bé sẽ cảm thấy vui hơn và bản thân bé sẽ thấy mình thật hữu ích, từ đó bé sẽ làm các công việc phụ giúp bố mẹ nhiều hơn. Một tinh thân tự lập sẽ xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, quan trọng là cách bố mẹ hình thành tinh thần đó giúp các con.
2. Tạo môi trường gần gũi và an toàn giúp dạy bé cách sống tự lập tốt nhất
Kinh nghiệm dạy con kỹ năng sống tự lập hiệu quả nhất là bố mẹ chủ động tạo sự gần gũi, một môi trường thân thiện xung quanh bé. Bất kỹ đứa bé nào cũng vậy, đều có khả năng tự lập trong mỗi bé tuy nhiên bố mẹ cần khai thác sao cho hợp lý để khả năng đó được phát huy hiệu quả nhất.
Bố mẹ hãy luôn tạo điều kiện cho con được trải nghiệm và khuyến khích con rằng con có thể làm được để tạo cho bé niềm niềm tin với động lực thật lớn. Trong gia đình thì sự gần gũi là phương pháp tốt nhất để giúp các bé học cách sống tự lập.
Hãy tạo một không gian trong nhà tự gần gũi, rõ ràng cho bé biết đâu là nhà bếp, hay đâu là phòng khách, đâu là phòng ngủ và đâu là nơi bé có thể chơi tự do. Bạn nên sử dụng những vật dụng trong nhà thật an toàn, tranh gây nguy hiểm đến cho bé.
Bố mẹ hãy đặt ra những nguyên tắc để quá trình dạy con kỹ năng sống tự lập được hiệu quả nhất. Như việc mang dép xong phải để lên kệ không được quăng bừa, quần áo khô phải biết dọn xếp lại bỏ vào tủ,… Từ đó, có thể giúp các bé hiểu được những điều nên làm và tạo thói quen đó thường xuyên thì bé sẽ có thể tự làm được và không cần nhờ vào sự hỗ trợ của bố mẹ.
Mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi của trẻ sẽ cần một hoặc nhiều kỹ năng khác nhau. Mời bạn tham khảo ngay những bài viết sau để phát triển cho bé nhà mình những kiến thức cần thiết và phù hợp nhất:
3. Tạo bảng kế hoạch phân công việc nhà hệ thống
Ngày nay, có rất nhiều quan niệm nghĩ rằng bố mẹ luôn luôn thương con cái nên sẽ giúp đỡ các bé làm các công việc hằng ngày, chỉ để bé có đủ thời gian vui chơi và học tập. Tuy nhiên, quan niệm đó hoàn toàn không tốt, vì theo tinh thần cốt lỗi Montessori, bố mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ phải biết sống tự lập từ sớm để có đủ tự tin, bản lĩnh tự chăm sóc bản thân mình.
Có rất nhiều cách dạy con tự lập nhưng tốt nhất là bố mẹ nên cho bé thực hành ngay trong chính không gian nhà mình, từ những việc như là có thể lau bàn ghế, vào bếp dọn dẹp, rửa bát đũa,… Những công việc này sẽ giúp bé có thể hình thành kỹ năng từ sớm, được trải nghiệm những điều mà bản thân có thể làm.
Bố mẹ hướng dẫn cho bé chi tiết từng hoạt động, xây dựng một bảng phân công cụ thể cho các thành viên trong gia đình để mọi người có thể san sẻ công việc cùng nhau và nhất là các bé. Khi dạy con nhỏ kỹ năng sống tự lập bạn có thể sắp xếp cho bé làm những công việc nhỏ nhặt, tập thói quen đó hằng ngày như một thời gian biểu để các bé có thể lặp đi lặp lại thường xuyên và hình thành kỹ năng sống tự lập từ sớm.
4. Luôn luôn khích lệ con và giảm nhẹ các yêu cầu
Dạy con kỹ năng sống tự lập là điều vô cùng cần thiết, nhưng đối với các bé ở độ tuổi này cần nhiều sự khích lệ từ bố mẹ và người lớn, vì đây là độ tuổi rất dễ bị tổn thương. Hãy cho bé làm những công việc nào mà bản thân bé có thể, đừng nên áp đặt bản thân mình vào con nhỏ, bởi mỗi người có mỗi khả năng khác nhau.
Có những lúc, dù không cố ý nhưng bố mẹ lại nói ra những lời chê bai với mục đích muốn bé tốt hơn, nhưng thật chất không phải vậy. Khi bạn nói ra những lời đó, đôi khi các bé chưa hiểu được và cảm thấy vô cùng tổn thương và sẽ gây chán nản khi bố mẹ muốn bé làm việc gì đó.
Bởi vậy, khi dạy con tự lập nếu thấy bé làm sai thì bố mẹ nên nhắc nhở cũng như hướng dẫn lại một cách nhẹ nhàng. Còn nếu con bạn thực hiện đúng một công việc nào đó, hãy khích lệ bé bằng những lời khen vì có như vậy bé mới có thêm động lực và vui vẻ hơn khi được giao nhiệm vụ.
Những lời khích lệ và tạo động lực cho trẻ không đơn thuần chỉ là những lời khen vui, mà nó còn là quá trình bạn đang tạo cho con sự cố gắng. Những kỹ năng được lặp lại thường xuyên sẽ trở thành những kỹ năng sống quen thuộc cho bé. Hãy tạo niềm tin để con không bị tổn thương mà luôn có động lực để phấn đấu, nỗ lực, học cách sống tự lập và đạt được những mục tiêu mà bản thân có thể.
5. Dạy con kỹ năng sống tự lập bằng vốn am hiểu của bố mẹ
Bố mẹ là những người luôn dành nhiều điều tốt đẹp nhất đến với con của mình. Tuy nhiên hãy yêu thương bé đúng cách chứ đừng yêu thương theo cách bao bọc và nuông chiều quá nhiều. Khi bạn dạy con kỹ năng sống tự lập lúc đó bạn sẽ thấy con mình có thể tự tin và bản lĩnh khi trưởng thành.
Khi dạy con tự lập, chúng ta phải là người cần sự kiên nhẫn, chờ đợi bé thực hiện vì những công việc chúng ta hướng dẫn có thể phải làm nhiều lần bé mới có thể nhớ được. Quá trình các bé lắng nghe và nhìn thấy những hành động sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Bạn nên hỗ trợ con và chỉ dẫn cho bé những cách giải quyết tốt nhất khi không thực hiện được.
Sự thấu hiểu và tinh tế của bạn sẽ giúp các bé có được môi trường học tập phát triển tốt hơn. Chúng ta dạy bé kỹ năng sống tự lập từ sớm bằng các phương pháp hiệu quả như vậy, dần dần các bé sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong tương lai.
Nếu bạn không có thời gian, hoặc kinh nghiệm, có thể nhờ đến các trường có lớp trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ để bé nhận sự giảng dạy tốt nhất.
Trong mỗi gia đình, tình yêu thương của bố mẹ dành cho con cái là vô tận. Nhưng hãy biết tận dụng những phương pháp hiệu quả nhất để biến tình yêu thương thành động lực để bé cố gắng. Bạn nên dạy con kỹ năng sống tự lập để con có thể hình thành cho mình nhiều kỹ năng và có thể tự chăm sóc bản thân mà không phụ thuộc nhiều vào bố mẹ. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển của con mình.