Công trình xanh (Green building) là gì? Mục tiêu & lợi ích mang lại

Công trình xanh là gì?
Công trình xanh là gì? Đây là công trình thiết kế được xây dựng để giảm thiểu các tác động xấu, tạo ra những tác động tích cực đối với môi trường. Trong những năm gần đây, việc phát triển công trình xanh thân thiện, gần gũi với môi trường, với thiên nhiên đang đem lại hiệu quả và trở thành xu hướng của lĩnh vực xây dựng của Việt Nam.

Công trình xanh là gì?
Công trình xanh là gì?

1. Tìm hiểu về định nghĩa công trình xanh:

Công trình xanh được định nghĩa bởi United States Green Building Council (hay còn biết đến với tên tiếng việt là Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ – USGBC) như sau: công trình xanh chính là các loại công trình ứng dụng các vật liệu, năng lượng thân thiện tự nhiên để đạt hiệu quả cao trong việc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Đồng thời công trình xanh phải là những thiết kế có khả năng hạn chế tối đa những tác động không tốt đến mọi thứ xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nói chung và sức khỏe con người nói riêng.

1.1 Theo Hội đồng công trình xanh thế giới (WGBC)

Theo Hội đồng công trình xanh thế giới WGBC định nghĩa: Công trình Xanh chính là loại công trình mà trong xây dựng, thiết kế hay vận hành đều làm giảm tối đa tác động xấu, đồng thời tạo ra những tác động tích cực đến với môi trường của con người và khí hậu thiên nhiên. Công trình Xanh được biết đến là công trình giúp chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao và hỗ trợ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

Với khái niệm như trên, Hội đồng công trình xanh thế giới WGBC đã đưa ra một số các tiêu chí để đánh giá đó có phải là dự án Công trình Xanh không?

  • Sử dụng các năng lượng thay thế như năng lượng gió, năng lượng mặt trời
  • Sử dụng có hiệu quả các năng lượng điện, nước và các tài nguyên khác
  • Đưa ra những giải pháp có tính thực tế để hạn chế rác thải, phế thải, hạn chế ô nhiễm. Có thể tái sử dụng và tái chế rác thải.
  • Đảm bảo cung cấp môi trường trong lành bên trong công trình
  • Có tính toán đến yếu tố môi trường trong thi công, thiết kế và vận hàng
  • Thiết kế dự án, công trình xanh phải đảm bảo phù hợp với môi trường đang biến đổi mỗi ngày.

1.2 Theo Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC Việt Nam)

Theo Hội đồng công trình xanh Việt Nam VGBC định nghĩa: Công trình Xanh được biết đến là công trình có mức sử dụng hiệu quả cao trong ứng dụng năng lượng, vật liệu thân thiện môi trường, giúp giảm tải những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời công trình xanh phải là công trình được thiết kế để hạn chế tối đa ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người.

Một số tiêu chính mà Hội đồng công trình xanh Việt Nam VGBC dùng để đánh giá công trình xanh:

  • Giảm thiểu tối đa việc thải chất thải ô nhiễm ra môi trường, tàn phá môi trường
  • Bảo vệ  sức khỏe của người sử dụng công trình và nâng cao năng suất lao động
  • Sử dụng hiệu quả các năng lượng điện, gió và các tài nguyên khác.
vgbc Việt Nam
Công trình xanh Việt Nam VGBC

2. Mục tiêu cụ thể của công trình xanh:

  • Tiếp cận thông minh về năng lượng

Các nhà đầu tư khi có ý định xây dựng công trình xanh cần phải có mục tiêu cụ thể và kế hoạch bài bản để ngay từ ban đầu đã có thể ứng dụng được năng lượng tốt cho môi trường. Cần phải tận dụng điểm mạnh tại khu vực xây dựng, tận dụng tối đa điều kiện khí hậu để hạn chế nhu cầu làm mát (dùng máy lạnh, điều hòa), nhu cầu sưởi ấm và nhu cầu chiếu sáng (dùng quá nhiều đèn kể cả ban ngày).

Các công trình khi xây dựng nên có thiết kế kết hợp thiết kế cảnh quan chắn nắng, chắn gió. Đồng thời khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia giao thông…

  • Bảo vệ tài nguyên nước

Công trình xanh hướng đến việc cắt giảm tối đa mức tiêu thụ nước trong sử dụng hàng ngày. Đồng thời công trình phải ứng dụng các thiết bị sử dụng nước thông minh để đảm bảo chất lượng nước cũng như lượng tiêu thụ phù hợp. Có thể áp dụng một số giải pháp tiên tiến như: thu mua và lọc nước mưa, tái sử dụng – tái chế nguồn nước…

  • Công trình xanh làm giảm thiểu chất thải và ô nhiễm

Cần phải có sự tính toán tỉ mỉ xuyên suốt quá trình xây dựng, vận hành công trình xanh để giảm thiểu gây ô nhiễm và chất thải đến môi trường xung quanh. Một trong các ý nghĩa quan trọng của công trình xanh đó là đóng góp vào việc làm giảm tác động xấu đến môi trường thông qua chiến lược: Giảm thiểu (reduce) – Tái sử dụng (reuse) – Tái chế (recycle).

Chẳng hạn như, khi chú ý trong thi công để hạn chế diện tích bề mặt bị thấm nước. Điều này sẽ giúp bề mặt cảnh quan của công trình vẫn bắt mắt và góp phần giảm đi lượng nước mưa bị chảy tràn.

  • Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi của người sử dụng công trình

Để đảm bảo chất lượng không khí bên trong công trình luôn tươi mát và trong lành, việc cung cấp nguồn khí sạch thông qua hệ thống thông gió là rất quan trọng. Đồng thời thông gió cũng sẽ giúp loại bỏ các hóa chất độc hại.

Các công trình xanh khuyến khích nhà đầu tư áp dụng giải pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên để đáp ứng nhu cầu ánh sáng không gian. Bên cạnh đó còn có thể giảm chi phí sử dụng ánh sáng nhân tạo và tạo ra tầm nhìn thoáng đãng, thoải mái hơn.

Công trình xanh được biết đến là mẫu công trình thiết kế có sự hấp dẫn về cả thính giác và thị giác. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng chú trọng đến chi tiết này. Đối với các thiết kế công trình nhà ở văn phòng, bệnh viện hay trường học, âm thanh cũng là 1 trong các vai trò chủ lực để kiến tạo nên không gian làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, công trình xanh cũng khuyến khích ứng dụng các giải pháp tạo gió, làm mát thụ động nhờ hệ thống thông gió và chắn nắng phù hợp. Hoặc đơn giản hơn nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm điện đó chính là sử dụng thiết bị quạt trần.

  • Giữ gìn cảnh quan xanh

Một trong các lưu ý khi xây dựng công trình xanh đó chính là quan sát và lựa chọn vị trí xây dựng đúng đắn. Bảo tồn thảm thực vật động vật xung quanh đồng thời bổ sung nhiều mảng xanh ở công trình.

Chính hệ sinh thái động thực vật trong môi trường tự nhiên bên ngoài sẽ làm mát không khí, giảm nhu cầu sưởi ấm, điều hòa công nghiệp. Hỗ trợ giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt cũng như lọc sạch không khí.

  • Kết nối cộng đồng

Khi đang trong giai đoạn đầu của thiết kế, công trình xanh cần phải lưu tâm đến khoảng cách giữa công trình, người sử dụng công trình đến với các dịch vụ tiện ích xung quanh. Việc này nhằm giảm tác động của các phương tiện giao thông cá nhân di chuyển qua lại đến môi trường.

Công trình xanh luôn khuyến khích người sử dụng công trình nên dùng các phương tiện thân thiện thiên nhiên như xe đạp…

  • Tối ưu chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình

Nên có sự tính toán chi phí toàn bộ về vòng đời của 1 công trình xanh. Bởi ở các công trình thông thường, chủ đầu tư chỉ tập trung vào chi phí thiết kế, xây dựng ban đầu mà thôi.

3. Các tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến:

3.1 LEED

Đây là bộ tiêu chuẩn công trình xanh của nước Mỹ do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ – USGBC ban hành. Đây cũng được xem là bộ tiêu chuẩn phổ biến hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Mặc dù không phải là bộ tiêu chuẩn công trình xanh đầu tiên của thế giới nhưng việc cho phép đánh giá, thương mại hóa cũng như cấp giấy chứng nhận cho tòa nhà ở ngoài lãnh thổ Mỹ đã giúp bộ này nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

Công trình xanh của nước Mỹ
Tiêu chuẩn công trình xanh Nước Mỹ

3.2 BREEAM

Breeam mới chính là bộ tiêu chuẩn công trình xanh xuất hiện trên thế giới đầu tiên. Đơn vị làm nên bộ này đó là Building Research Establishment của nước Anh. Bộ tiêu chuẩn công trình xanh Breeam khá linh hoạt và nếu được chỉnh sửa sẽ phù hợp với các lãnh thổ có khí hậu khác nhau.

Lý do bộ tiêu chuẩn Breeam này không được phổ biến như bộ Leed đó là nó chỉ áp dụng để đánh giá công trình trong phạm vi nước Anh mà thôi. Hiện nay, Building Research Establishment đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của Breeam để nhiều người biết đến hơn nữa.

3.3 Green Star

Không kém cạnh gì các nước đàn anh, BCA – Green Building Council of Australia (Úc) cũng ban bố tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh Green Star. Tuy nhiên, tương tự như Breeam, Green Star cũng chỉ có sức ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia Úc cho các công trình nên không được nhiều quốc gia khác biết đến.

3.4 Tiêu chuẩn xanh LOTUS

Đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu ngày một phức tạp, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế về xây dựng công trình xanh. Nước ta cũng đã ban bố bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên, tên là Lotus (có nghĩa là Hoa sen). Đơn vị ban hành bộ tiêu chuẩn này là Hội đồng công trình xanh Việt Nam VGBC. Hiện nay bộ tiêu chuẩn xanh LOTUS vẫn còn khá mới mẻ và đang được triển khai dần để ứng dụng thực tiễn.

Công trình xanh Việt Nam
Tiêu chuẩn công trình xanh Việt Nam

3.5 BCA Green Mark

Là một trong những quốc gia phát triển lớn mạnh hàng đầu Châu Á cùng tham vọng vươn rộng toàn cầu, Singapore cũng rất nhanh nhạy trong việc tìm hiểu và xây dựng nên bộ tiêu chuẩn công trình xanh, tên là Green Mark. Được ban hành bởi BCA – Building and Construction Authority, nên bộ tiêu chuẩn còn có tên gọi là BCA Green Mark.

Với bộ tiêu chuẩn chất lượng này, Singapore hy vọng sẽ xây dựng nên đế chế trong việc phát triển các công trình xanh cũng như chuẩn hóa tiêu chí nhằm đánh giá khách quan và độc lập cho riêng các quốc gia có khí hậu nhiệt đới.

3.6 Một số tiêu chuẩn khác

  • CASBEE – đây là tiêu chuẩn công trình xanh của Nhật
  • Malaysia Green Building Index – của Malaysia
  • LEED India – phiên bản LEED của Ấn Độ
  • BREEAM Gulf, BREEAM Europe – phiên bản BREEAM của các nước vùng Vịnh và Châu Âu
  • HQE – tiêu chuẩn công trình xanh của Pháp
  • VACEE (Hội Môi trường Xây dựng VN)
  • EDGE
  • Earthcheck
  • Green Globe
  • GB Tool

Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến mọi người khái niệm về công trình xanh cũng như các bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh nổi bật. Hiện nay rất nhiều công trình trường học, nhà ở đang hướng đến mục tiêu xây dựng công trình “chuẩn” xanh.

Trong đó, hệ thống trường mầm non Quốc tế Worldkids là hệ thống trường nhận được chứng nhận Công trình xanh theo tiêu chuẩn LOTUS đầu tiên tại Việt Nam. Với phương châm luôn mang đến những giá trị tốt nhất cho bé, Worldkids luôn cố gắng đầu tư về cả cơ sở vật chất, không gian học tập và phương pháp giảng dạy. Để bé được tận hưởng những điều tốt nhất trong những năm đầu tiên đến trường.

Trả lời