Trường mầm non là nơi được các bậc cha mẹ tin tưởng gửi gắm con trẻ của mình. Vì vậy, phụ huynh luôn chọn một môi trường phù hợp cho các bé học tập và vui chơi. Việc thiết kế trường mầm non cho phù hợp không dừng lại ở lớp học mà còn đến những nơi sinh hoạt phụ như là nhà vệ sinh hay nhà ăn. Sau đây là những tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non của Hội đồng công trình xanh VGBC Vietnam đề ra mà bạn nên lưu tâm.
1. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non
Thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non theo tiêu chuẩn phải đáp ứng được cho 2 đối tượng chính. Đó chính là trẻ em và đội ngũ công nhân viên như giáo viên, bảo mẫu,… Nhằm đáp ứng sinh hoạt cho 2 đối tượng, thiết kế nhà vệ sinh của trường cũng thay đổi. Bao gồm 2 loại chính: khu vệ sinh cho trẻ em và khu vệ sinh cho giáo viên.
1.1 Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non cho học sinh
Theo quy định mới nhất về tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non từ Bộ Giáo Dục (TCV3907:2011):
- Phòng vệ sinh nên xây dựng gần với phòng sinh hoạt hay phòng ngủ cũng như là lớp học. Việc này sẽ tiện cho việc quan sát và quản lý các bé khi có nhu cầu sử dụng
- Diện tích khu vực từ 0,4m2/ trẻ đến 0,6m2/ trẻ, và không nên nhỏ hơn 12m2/ người.
- Phòng vệ sinh nên có vách ngăn cao 1,2m nằm ở giữa chỗ đi vệ sinh, bàn cầu
- Kích cỡ tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non của bàn cầu cho mỗi bé là 0.8m x 0,7m.
- Với khu vực vệ sinh cho các bé trai cần nên có 2 đến 3 bộ tiểu treo. Với khu vực vệ sinh cho các bé gái cần nên có 2 đến 3 bộ bệt xí.
- Quy định nhà vệ sinh trường học cần bố trí 8 -10 trẻ/chậu rửa
- Trang thiết bị cần thiết của nhà vệ sinh cần lắp đặt ngang tầm với trẻ
- Trẻ 24 tháng tuổi trở xuống: trung bình 4 em/ ghế ngồi bô
- Số lượng xí bệt sẽ được tính trung bình 10 em/cái
- Với trẻ em mầm non, mẫu giáo cần phân chia nhà vệ sinh bé trai và bé gái
- Chất liệu sàn nhà vệ sinh không trơn có độ bám tốt: dốc từ 1-2% nghiêng hướng hố thu hoặc cống thoát nước sát bờ tường, sàn phải dễ dàng lau dọn.
Độ cao tiêu chuẩn để lắp đặt thiết bị khu vực nhà vệ sinh trường mầm non:
- Đối với các trẻ bị khuyết tật. Nhà trường nên lắp chậu rửa có chiều cao từ khoảng 0,35 đến 0,4m. Điều này sẽ giúp ích cho trẻ trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh.
- Chậu rửa tay: 0,4 – 0,25m khoảng cách từ mặt sàn lên mép của thiết bị
- Bệ xí 0,2 -0,3m
- Bể dội nước: 0,7m
- Bồn tiểu treo: 0,3m
Ngoài ra khu vực vệ sinh hay có mùi hôi nồng nặc. Cho nên cần phải được lắp những thiết bị thông gió để làm giảm ắt mùi hôi. Điều này giúp cho không gian bên ngoài trở nên dễ chịu và không bị ảnh hưởng.
Phòng vệ sinh nên xây dựng gần với phòng sinh hoạt hay phòng ngủ cũng như là lớp học. Việc này sẽ tiện cho việc quan sát và quản lý các bé khi có nhu cầu sử dụng.
1.2 Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non cho giáo viên
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non không những dành cho các bé. Mà còn cho các cán bộ công nhân viên và giáo viên của trường mẫu giáo. Khu vực vệ sinh phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:
- Khu vệ sinh này cần phải có sự phân giới nam nữ rõ ràng và đặt riêng lẻ nhau.
- Thiết kế nhà tắm sở hữu diện tích không nên vượt qua mức 9m2/ khu vệ sinh.
- Khu vệ sinh nên được đặt ở một chỗ hoặc nên riêng biệt trong khu vệ sinh trẻ em.
2. Những chú ý cần quan tâm trong thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non
Ngoài đạt chất lượng về những tiêu chuẩn đã quy định. Nhà vệ sinh tại trường mầm non cũng cần trực quan sinh động, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Đây là yếu tố quan trọng trong các thiết kế không gian ở trường mầm non.
- Trang thiết bị, bồn rửa tay trong nhà vệ sinh cần thiết kế với kích thước phù hợp với tuổi của bé
- Trang trí không gian sáng tạo, mới mẻ với những họa tiết ngộ nghĩnh đáng yêu giúp bé luôn cảm thấy thoải mái không e ngại khi đi vệ sinh
- Tránh những thiết kế có nguy hiểm tiềm ẩn như bồn chứa nước sâu, thiết kế có góc cạnh, chất liệu trơn, ….
- Tối ưu hóa việc quan sát cho giáo viên như dùng chất liệu kính trong suốt để con bạn luôn an toàn với sự hỗ trợ của cô.
3. Lý do nên sử dụng vách ngăn cho nhà vệ sinh trường mẫu giáo và mầm non
Nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của bộ Giáo Dục và Đào Tạo có trang bị vách ngăn. Đây là thành phần khá phổ biến hiện nay được nhiều trường mầm non thực hiện nhờ tính tiện dụng cao.
- Tối ưu được không gian, diện tích ở khu vực nhà vệ sinh
- Dễ dàng tháo lắp và tiết kiệm chi phí
- Mang tính thẩm mỹ cao, đa dạng về mẫu mã
- Đảm bảo được không gian riêng, thoáng khí
- An toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, dễ vệ sinh, sơn sửa
4. Lý do cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non cứ mỗi năm được nhà nước cải thiện. Nếu áp dụng đúng tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non thì sẽ tương ứng với các điều sau:
4.1 Lợi ích của trẻ được nâng cao
Các bậc cha mẹ luôn muốn gửi gắm con mình trong một môi trường đầy đủ và tốt nhất. Sức khỏe của trẻ em còn là một yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. Do đó khu vực nhà vệ sinh được xây theo tiêu chuẩn sẽ nâng cao lợi ích của trẻ. Chẳng hạn như đảm bảo được sự an toàn và thuận tiện cho quá trình sử dụng.
4.2 Thước đo tiêu chuẩn cho các trường mầm non
Đây là thước đo tiêu chuẩn và lý tưởng được áp dụng cho các trường mầm non. Qua những thông số thiết kế tiêu chuẩn của từng khu vực, có thể đánh giá chất lượng cơ sở vật chất của trường, để xem coi trường có đủ chuẩn để giúp nuôi dưỡng và giáo dục các bé hay không. Vì thế, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn đồng nghĩa với trường không được cấp phép để hoạt động.
Do đó, đây là quy chuẩn, thước đo tiêu chuẩn cần thiết cho các trường mầm non toàn quốc.
Hệ thống trường mầm non Worldkids là nơi được nhiều phụ huynh tin tưởng gửi gắm nhờ sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu trẻ. Worldkids còn là trường đầu tiên nhận được chứng nhận công trình xanh LOTUS tại Việt Nam. Bé sẽ được vui chơi, học tập trong một không gian xanh, sạch, đẹp.
Bên trên là một số tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh mầm non giúp phụ huynh lưu ý khi chọn trường mầm non cho bé trong thời gian sắp tới. Hy vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ có thể dành sự tin tưởng hệ thống Worldkids. Cũng như biết được thêm một số đặc điểm cần xem xét trước khi chọn trường tốt cho con mình.