Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rất nhanh và cần sự chăm sóc đặc biệt, đúng cách từ cha mẹ. Vậy phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi như thế nào là đúng để giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh hơn? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể ngay sau đây!
Nội dung bài viết
1. Trẻ 2 tháng tuổi có đặc điểm gì?
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý đến sự phát triển thể trạng của con. Trong giai đoạn 2 tháng tuổi này, trẻ có sự tăng trưởng rất nhanh chóng và rõ rệt cả về nhận thức lẫn thể chất. Bạn có thể thấy cân nặng của trẻ tăng lên khoảng 150 – 200gr mỗi tuần.
Và kể cả ở trong giai đoạn này bé không đạt được mức này hay chỉ số cân nặng của trẻ tăng nhiều trong một tuần nhưng tuần kế tiếp lại giữ nguyên thì cũng không cần lo lắng.
Phải biết rằng cân nặng cũng chỉ là một trong những yếu tố được dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, vẫn còn có nhiều yếu tố khác cần phải xem xét tới, ví dụ như chu vi đầu trẻ, chiều dài thân, giấc ngủ, tình trạng sức khỏe,…
Tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đi khám sức khỏe để kiểm tra trọng lượng và các chỉ số khác vài tuần một lần để chắc chắn sự phát triển của con có gặp vấn đề gì không. Đồng thời cũng giúp bản thân yên tâm, không gặp áp lực với cân nặng của con.
Mời quý phụ huynh tham khảo thêm một số cách dạy trẻ mầm non phổ biến nhất hiện đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
2. Phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi phát triển toàn diện đa giác quan
2.1. Phát triển thị giác cho trẻ 2 tháng tuổi
Áp dụng đúng cách dạy trẻ 2 tháng tuổi rất quan trọng vì nó có thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện các giác quan, đặc biệt là thị giác. Theo nghiên cứu có tới 80% thông tin về thế giới xung quanh được con người thu nhận qua đôi mắt. Do đó, nếu trẻ có thị giác tốt, khả năng quan sát giỏi thì sẽ thu được nhiều kiến thức về môi trường xung quanh hơn.
Và để giúp trẻ phát triển thị giác thì cha mẹ cần áp dụng các phương pháp hư sau:
- Tập cho trẻ cách nhìn gần và nhìn xa để giúp mắt điều tiết
- Ngay từ khi trẻ dưới 1 tháng tuổi cha mẹ cũng nên cho bé xem những tấm ảnh kẻ đen trắng mỗi ngày 3 phút để trẻ có thể tăng khả năng tập trung, từ đó khi lớn cũng sẽ học tập tốt hơn
- Có thể chuyển sang cho trẻ nhìn các tấm ảnh với sọc nhỏ hơn, khoảng chừng 2 – 6cm nếu trong 6 tháng đầu đời trẻ đã chán những tấm ảnh kẻ đen trắng
- Nếu như thấy bé không hứng thú thì cha mẹ cũng không nên ép bé, có thể ngừng lại một thời gian
2.2. Phát triển thính giác cho trẻ 2 tháng tuổi
Dạy bé tiếp xúc với các âm thanh xung quanh để nâng cao thính giác cũng là một phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi khoa học. Các nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cảm xúc, tình cảm của trẻ. Khi khả năng nghe của trẻ phát triển thì trẻ sẽ học nói nhanh hơn. Vậy nếu muốn giúp trẻ phát triển khả năng nghe cha mẹ cần làm gì?
- Mỗi ngày, trước khi trẻ đi ngủ hãy cho bé nghe nhạc với các thể loại đa dạng và âm lượng khác nhau
- Thường xuyên chơi đùa, nói chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe. Các câu chuyện không cần quá phức tạp, có thể là những gì diễn ra hàng ngày, về cha mẹ, ông bà, con chó con mèo, vân vân
- Có thể nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, tắm, thay tã, đi chơi, giới thiệu cho trẻ các đồ vật xung quanh hay những việc sắp tới sẽ làm
- Nói thầm với bé ở khoảng cách nửa mét, sau đó dần dần kéo giãn khoảng cách
- Nói to với bé ở khoảng cách 5m
- Cho trẻ nghe những âm thanh với cường độ khác nhau. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho các viên sỏi nhỏ, cát vào trong chai lọ, lon bia để dạy trẻ 2 tháng tuổi có thể lắng nghe và phân biệt các âm thanh khác nhau
- Cho trẻ tập nghe các âm thanh từ xe cộ, các đồ vật, động vật, tiếng người
- Cho trẻ tập nghe những âm thanh trong nhà và âm thanh ngoài môi trường tự nhiên để trẻ có thể phân biệt được các môi trường khác nhau
2.3. Phát triển xúc giác cho bé 2 tháng tuổi
Thực hiện đúng phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi sẽ giúp trẻ phát triển về xúc giác. Khi xúc giác phát triển thì trẻ cũng có thể khám phá thế giới xung quanh nhanh hơn. Giai đoạn đầu sau sinh, trẻ thường thích được ôm, dựa vào cơ thể người lớn vì cảm thấy an toàn, thoải mái và biết tìm tới vú mẹ để bú.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi. Bao quát hơn là trong cả quá trình, cha mẹ phải giúp bé rèn luyện xúc giác để có thể phản ứng linh hoạt với các tình huống. Bạn có thể tham khảo một số hoạt động giúp trẻ phát triển xúc giác dưới đây để áp dụng:
- Mỗi ngày hãy massage nhẹ nhàng cho trẻ để trẻ cảm nhận được sự tiếp xúc của bạn với bạn và đồng thời còn cảm thấy được an ủi
- Hãy để núm vú ở các vị trí khác nhau trên mặt trẻ, ví dụ như má, cằm, mũi, môi,… để trẻ có thể tự tìm và điều chỉnh núm vú khi bú
- Chạm nhẹ vào hàm trên, hàm dưới của trẻ bằng ngón tay hoặc khăn mềm để giúp trẻ có thể phân biệt được đâu là núm vú, đâu là ngón tay và đâu là khăn
- Cầm tay trẻ để trẻ chạm vào các đồ vật khác nhau trong nhà
2.4. Phát triển vị giác cho trẻ 2 tháng tuổi
Mặc dù ngay từ khi vừa sinh ra trẻ đã có vị giác và thường trẻ sơ sinh sẽ thích hương vị ngọt ngào từ sữa mẹ. Thậm chí, khi bước vào thời kỳ ăn dặm trẻ vẫn có xu hướng thích các đồ ngọt hơn. Trong không ít các nghiên cứu về sức khỏe mẹ và bé cho thấy rằng từ trước khi sinh trẻ đã phát triển sở thích ăn uống. Do đó, ngay từ khi mang thai mẹ đã cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng.
Thế nhưng bạn vẫn cần cho trẻ tập luyện để phát triển vị giác tốt nhất. Theo phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi thì mẹ có thể giúp trẻ phát triển vị giác thông qua việc cho bú. Hương vị của sữa mẹ sẽ thay đổi phụ thuộc vào thức ăn mẹ đưa vào cơ thể. Do đó, trong thời gian cho con bú mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để mang tới nhiều hương vị sữa để con cảm nhận.
Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng có thể cho trẻ nếm thử các loại nước khác nhau để tăng vị giác, ví dụ như nước lạnh, mát, ấm, nước có hương vị ngọt, mặn, chua.
2.5. Phát triển khứu giác cho trẻ 2 tháng tuổi
Khứu giác của trẻ sẽ phát triển tốt nếu cha mẹ có phương pháp nuôi dạy trẻ 2 tháng tuổi đúng cách. Hãy cho trẻ học các phân biệt mùi thông qua việc để trẻ ngửi những mùi hương khác nhau từ hoa, trái cây, bánh kẹo, thức ăn,… hay các mùi có từ tự nhiên như mùi đất, không khí, cây cối,…
3. Chơi gì kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi mỗi ngày?
Chơi với trẻ mỗi ngày cũng là một phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi hiệu quả. Cha mẹ có thể chơi cùng trẻ:
- Hát: Dù bạn không giỏi hát nhưng điều đó không quan trọng. Hãy cứ hát cho trẻ nghe để tăng kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Ngoài ra, khi hát cũng nên thay đổi giọng điệu và quan sát xem trẻ có phản ứng lại không
- Đung đưa theo nhạc: Vừa bé trẻ trong lòng lại vừa đu đưa nhẹ nhàng theo tiếng nhạc êm dịu với âm lượng vừa phải
- Chơi đồ chơi: Hãy cùng trẻ chơi những món đồ chơi đầy màu sắc và đảm bảo rằng đã đặt đồ chơi ở trong tầm nhìn của trẻ. Sau đó thử di chuyển các đồ chơi này qua lại, từ bên này sang bên kia để xem trẻ có đưa mắt quan sát theo không. Đây là cách giúp trẻ phát triển thị giác và khả năng quan sát
- Massage: Đừng quên dành thời gian để massage cho trẻ mỗi ngày. Điều này vừa giúp trẻ phát triển về thể chất lại vừa có thể cảm nhận sự tiếp xúc với cha mẹ. Có thể massage các vùng cơ thể như cánh tay, bàn tay, bàn chân, bụng
- Đọc sách: Mặc dù ở giai đoạn này trẻ không thể nghe hiểu những gì bạn nói nhưng cũng hãy đọc sách để trẻ nghe. Có thể chọn những quyển sách có hình ảnh thú vị, màu sắc sinh động rồi chỉ và diễn giải cho trẻ. Cách này có thể giúp trẻ tăng khả năng nhận thức và sự tập trung
Xem thêm: Cách dạy con thông minh từ nhỏ vô cùng hiệu quả
4. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ 2 tháng tuổi
Trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ trẻ 2 tháng tuổi có một số vấn đề sau mà cha mẹ cần lưu ý:
Chăm sóc trẻ
- Không nên cho trẻ chơi các đồ vật quá nhỏ hoặc có thì cần trông coi trẻ cẩn thận và để cách xa trẻ
- Tránh để trẻ ở gần nơi có các đồ vật góc sạch, nguy hiểm
- Tránh để trẻ tiếp xúc với thú cưng vì có thể làm trẻ bị dị ứng, nhiễm ký sinh trùng,…
Chế độ ăn
- Cha mẹ có thể nhận thấy ở giai đoạn này trẻ thường xuyên thấy đói hơn. Do đó, cha mẹ cũng nên tăng cường tuần suất cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ
Giấc ngủ của trẻ
- Giai đoạn này cũng là lúc mà thời gian ngủ của trẻ dần được xác định. Không kể giấc ngủ ban đêm thì ban ngày trẻ có thể ngủ thêm 1 – 3 giấc ngủ khác, ví dụ như giữa buổi sáng, sau buổi trưa và khi chập choạng tối.
- Trung bình, sau khoảng 30 – 60 phút kể từ khi bú cho trẻ ngủ là tốt nhất. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ thì hãy cho trẻ đi ngủ ngay
- Mỗi ngày, trẻ thường sẽ ngủ tổng cộng 18 tiếng. Trong đó, ban đêm ngủ khoảng 8 – 10 tiếng
Trên đây là hướng dẫn các phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi khoa học và đúng cách nhất. Các cha mẹ nên trang bị cho mình kiến thức nuôi dạy trẻ cần thiết, áp dụng các hoạt động phát triển cho trẻ 2 tháng tuổi để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chăm sóc con tốt ngay từ nhỏ sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.