Chuẩn bị hội nhập với thế giới cho các bé nhỏ là một điều quan trọng, được quan tâm bởi các bậc phụ huynh. Để có thể bắt đầu học tiếng Anh hiệu quả, kiến thức đầu tiên trẻ cần phải nắm đó là bảng chữ cái tiếng Anh cho bé. Khi biết được từng chữ cái, các bé sẽ có nền tảng vững vàng và học tiếng Anh một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, các bố mẹ cần nắm rõ những kinh nghiệm dưới đây để có hiệu quả nhất cho con mình nhé.
1. Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Anh cho bé
Trong tiếng Việt chúng ta có 24 ký tự chữ cái khác nhau, vậy bảng chữ cái tiếng Anh có bao nhiêu chữ? Đối với tiếng Anh thì bảng chữ cái gồm có 26 ký tự. Gần giống với tiếng Việt, chỉ có vài ký tự khác biệt. Các chữ cái được sắp xếp theo một trình tự nhất định dù là bảng chữ cái hiện đại hay bảng English alphabet.
Trong bảng chữ cái được xếp từ A-Z, tuy nhiên có một số chữ cái được dùng thường xuyên và cực phổ biến trong việc ghép từ khi sử dụng. Chẳng hạn như chữ E, nó có mặt trong hầu hết rất nhiều từ vựng của tiếng Anh. Còn đối với chữ Z, đây là ký tự được sử dụng ít nhất, chúng ta chỉ thỉnh thoảng mới bắt gặp một số từ có ký tự này.
2. Cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Anh cho bé
Đối với một người học tiếng Anh thì việc đánh vần và phát âm là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt trong việc dạy trẻ tiếng Anh, vì nó quyết định được sự truyền tải thông tin của chúng ta đến với người đối diện. Trong cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh thì việc đánh vần là kiến thức đầu tiên bạn cần cho các bé nắm vững.
3. Cách đọc các nhóm phiên âm tiếng Anh
Trong phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh thì dưới mỗi ký tự đều có để giúp các bé dễ dàng học hơn. Những ký tự Latinh kết hợp với nhau tạo nên bảng phiên âm tiếng Anh cụ thể. Đặc biệt, cách phiên âm trong tiếng Anh đã được quy định cụ thể theo bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế International Phonetic Alphabet (IPA).
Khi biết cách phiên âm sẽ giúp chúng ta có thể đọc đúng, đọc chuẩn các từ vựng đó, nên đó cũng là lý do mà trong các quyển từ điển tiếng Anh luôn có phiên âm bên cạnh mỗi từ. Cách giao tiếp tiếng Anh thì nắm rõ các phần phiên âm là đặc biệt quan trọng. Bởi khi biết được các nguyên tắc đọc thì các bé sẽ không bị nhầm lẫn và biết cách phân biệt được những từ có cách phát âm gần giống nhau.
3.1. Hình thức đọc phiên âm
- / ʊ /: m “u” ngắn, gần giống âm “ư” trong tiếng Việt. Khi phát âm, cần đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp xuống.
- /u:/: m “u” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, khẩu hình môi tròn, lưỡi nâng cao lên.
- / ɒ /: m “o” ngắn, phát âm gần giống âm “o” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp xuống.
- /ɔ:/: m “o” cong lưỡi, phát âm như âm “o” trong tiếng Việt nhưng cong lưỡi lên, âm phát ra trong khoang miệng, lưỡi chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
- /i:/: m i dài, âm “i” kéo dài, âm phát trong khoang miệng. Môi mở rộng sang hai bên, lưỡi nâng cao lên.
- / ɪ /: m i ngắn, gần giống âm “I” trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn, môi hơi mở rộng, lưỡi hạ thấp.
- /æ/: m a, hơi lai giữa âm “a” và âm “e”, âm bị đè xuống, miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi hạ thấp.
- / ʌ /: Phát âm gần giống âm “ă” trong tiếng Việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ” phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên.
Khi phát âm, bạn cũng cần lưu ý một số quy tắc:
- Các âm từ /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố cấu tạo của âm, phát âm chuyển dần từ trái sang phải, âm đứng trước đọc dài hơn âm đứng sau một chút.
- Dây thanh quản rung khi phát âm các nguyên âm.
3.2. Khẩu hình miệng khi phát âm
Đối với dây thanh:
- Khi đọc, dân thanh rung rung lên: các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
- Khi đọc, dân thanh không rung: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Đối với môi:
- m đọc chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
- m có môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /
- Khi đọc các âm sau, môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
- Kết hợp với lưỡi và răng: /f/, /v/
Đối với lưỡi:
- Khi đọc, đầu lưỡi cong lên chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /
- Khi đọc đầu lưỡi cong chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /
- Các âm khi đọc cuống lưỡi nâng lên: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
- Kết hợp răng và lưỡi: /ð/, /θ/
Học kỹ về cách phát âm, nhất là trong việc đọc bảng chữ cái tiếng Anh sẽ giúp trẻ thành thạo hơn về kiến thức tiếng Anh cho sau này. Thậm chí nếu cho các bé tiếp xúc sớm sẽ giúp trẻ dễ dàng học và phát âm chuẩn như người bản xứ.
4. Một số lưu ý khi bắt đầu bé học bảng chữ cái
Bất kỳ ngôn ngữ nào khi bắt đầu cũng sẽ học từ những chữ cái đầu tiên trước, nên việc học thuộc và phát âm bảng chữ cái tiếng Anh là điều quan trọng cần phải lưu ý. Hãy hướng dẫn cho các bé học thuộc bảng chữ cái và cách nhận diện chúng để có thể đọc sao cho chuẩn nhất. Để hiệu quả hơn thì bạn có thể cho các bé vừa đọc vừa học thêm các từ có chứa từ khóa đó.
Đối với việc đánh vần bảng chữ cái tiếng Anh và một số từ vựng liên quan, thì ở độ tuổi bé cần có những phương pháp thật thú vị ít gây nhàm chán. Những bộ tranh minh họa là phương pháp giúp trẻ học được sử dụng nhiều nhất ở các bậc phụ huynh, điều này giúp bé tiếp thu kiến thức nhanh hơn rất nhiều. Hoặc bạn có thể sử dụng một số từ giấy ghi chú để tạo màu sắc dùng để ghi lại các từ hoặc phiên âm khi đó bé có thể học dù bất kỳ nơi đâu mà bé thích.
5. Phương pháp dạy trẻ em bảng chữ cái
5.1. Cùng trẻ làm quen những chữ cái tiếng Anh
Đầu tiên, để các bé có thể học tiếng Anh một cách dễ dàng hơn thông qua học bảng chữ cái tiếng Anh, bố mẹ hãy dùng những hình ảnh minh họa thật màu sắc thu hút sự tập trung chú ý đối với các bé.
5.2. Nghe bài hát bảng chữ cái tiếng Anh cho bé trên các kênh youtube
Với độ tuổi thích vui chơi, khám phá hơn là ngồi học từng từ một thì phụ huynh nên cho các bé xem youtube bằng các bài hát tiếng Anh thay vì xem những thứ vô bổ khác. So với việc học tiếng Anh bằng một giáo trình khô khan như cách học của người lớn thì bạn nên thử cho bé học thông qua các bài hát trên youtube.
Ở youtube sẽ có các bài hát dạy tiếng anh với nội dung về chữ cái tiếng anh. Đi kèm những hình ảnh, màu sắc thật linh hoạt, thu hút các bé tập trung. Khi bé cảm thấy thích thú thì sẽ nghe đi nghe lại nhiều lần, việc thói quen đó lặp lại thường xuyên sẽ giúp bé tiếp xúc nhiều hơn với chữ cái và dễ dàng nhận diện chúng.
5.3. Dạy trẻ đầy đủ các phiên âm tiếng Anh
Cha mẹ sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến với con cái, nhất là trong cách phát âm. Bởi các bé sẽ bắt chước và học theo, nên bố mẹ cần phát âm thật chính xác để giúp con thành thạo và phát âm chuẩn hơn cho sau này.
5.4. Giúp bé nhận diện các chữ cái tiếng Anh qua đồ vật
Với sở thích tìm tòi, học hỏi của các bé thì chắc chắn việc bé thường đặt ra những câu hỏi sẽ diễn ra thường xuyên trong gia đình. Bởi vì bé thực sự tò mò về thế giới xung quanh nên bố mẹ hãy dạy con học tiếng Anh thông qua các đồ vật có sẵn trong gia đình, áp dụng thành các chủ đề tiếng Anh cho trẻ em hoặc thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Chẳng hạn như khi bạn dạy trẻ học chữ B, thì trong nhà có quyển sách bạn hãy dạy từ Book, với vì ở đầu nó có âm B. Cũng có thể bổ sung thêm các sách tranh ảnh có từ vựng đi kèm. Khi đó bé vừa nhận diện được mặt chữ mà còn học thêm được một từ vựng mới. Điều đó giúp cho việc đánh vần bảng chữ cái tiếng Anh và các từ vựng sẽ trở nên thú vị hơn đối với bé.
5.5. Tạo thói quen học tập cho bé
Việc tạo một thói quen học tập cho bé là điều quan trọng mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên thực hiện cho con của mình. Bởi có một số bé khá hiếu động, thích nghịch phá hơn là ngồi học nên việc học tiếng Anh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
5.6. Phát âm, đọc to rõ
Ngoài việc học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé thông qua cách phiên âm, thì đọc to rõ cũng cần thiết không kém. Bởi khi đọc to rõ nhiều lần nó sẽ giúp từ vựng được đưa vào não nhanh hơn, và ghi nhớ dễ dàng hơn cho các bé. Đặc biệt, khi chính các bé tự phát âm, tự đọc điều đó hình thành được những khả năng học tiếng Anh vượt trội. Khi đó, bố mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết con mình đọc đúng hay sai để nhanh chóng sửa chữa kịp thời.
5.7. Tạo môi trường học tập tốt
Học tiếng Anh là phải cần quá trình và sự nhẫn nại, cùng với đam mê, không thể học ngày một ngày hai là có thể thành thạo được. Vì vậy, việc tạo một môi trường năng động, phù hợp với trẻ là điều cần thiết.
Hãy cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, nhảy múa, ca hát với bạn bè thông qua các lớp học tiếng Anh ở các trung tâm Anh ngữ phù hợp sẽ giúp bé phát triển vốn kiến thức một cách nhanh hơn. Điều này, giúp kích thích sự hiếu kỳ, thích khám phá của các bé, từ đó các bé sẽ thấy thích thu hơn khi được học.