21 trò chơi kích thích trí thông minh cho bé phụ huynh không nên bỏ qua

Chơi trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp giúp trẻ thêm thông minh, nhạy bén.

Bên cạnh việc học, cha mẹ nên kết hợp cho trẻ chơi các trò chơi kích thích trí thông minh cho bé. Giúp đứa trẻ của bạn phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Worldkids – WIS xin gửi đến quý cha mẹ 21 trò chơi trí tuệ hay, đảm bảo trẻ sẽ rất thích. Cha mẹ hãy cùng chơi với con để có những kỷ niệm thật đẹp nhé.

1. Lợi ích khi trẻ chơi các trò chơi kích thích trí thông minh

Chơi các trò chơi kích thích trí thông minh cho bé giúp trẻ nhận được rất nhiều lợi ích:

  • Kích thích trí sáng tạo.
  • Được học học thêm nhiều kiến thức xung quanh cuộc sống.
  • Được tự mình trải nghiệm kiến thức chứ không phải chỉ học qua sách vở đơn thuần.
  • Rèn luyện khả năng phân tích, trí tưởng tượng bay bổng.
  • Trau dồi khả năng tự tìm tòi, giải quyết vấn đề.
  • Giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tư duy nhạy bén, ngôn từ đa dạng.

Cùng xem UNICEF nói gì về việc chơi mà học, giúp bé kích thích và phát triển trí não qua trò chơi theo một cách vô cùng đơn giản với video sau:

Chơi trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp giúp trẻ thêm thông minh, nhạy bén.

Chơi trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp giúp trẻ thêm thông minh, nhạy bén.

2. 21 trò chơi kích thích trí thông minh giúp phát triển trí não cực tốt

2.1. Trò chơi lắp ráp

Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé phải kể đến đầu tiên là trò lắp ráp. Đây là trò chơi cơ bản, phù hợp với trẻ nhiều lứa tuổi khác nhau. Mức độ khó của trò chơi tùy thuộc vào mô hình lắp ráp. Nhờ vậy, cha mẹ có thể dễ dàng thay đổi mô hình hay tăng độ khó lên để thử thách trẻ.

Khi mới bắt đầu cho trẻ làm quen với trò chơi lắp ráp, cha mẹ cần chọn những mô hình đơn giản, dễ sắp xếp. Hãy giới thiệu cho trẻ cách gắn các khối hình lại với nhau, ban đầu là theo mô hình mẫu. Sau đó cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xếp thành nhiều mô hình theo trí tưởng tượng để trẻ phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.

Bên cạnh việc sắp xếp, lắp ráp mô hình, trẻ còn được học hỏi thêm nhiều kiến thức về hình khối, không gian và màu sắc. Chơi trò chơi lắp ráp còn giúp trẻ tăng khả năng vận động các ngón tay, bàn tay, cho đôi tay dẻo dai, linh hoạt.

Kích thích trí thông minh của trẻ thông qua trò chơi lắp ráp

Kích thích trí thông minh của trẻ thông qua trò chơi lắp ráp.

2.2. Chơi đi tìm đồ vật

Trò chơi đi tìm đồ vật đây là trò chơi kích thích trí thông minh cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về các đồ vật dụng cụ xung quanh. Bên cạnh đó, trò chơi còn kích thích sự tò mò, tính sáng tạo và kiên nhẫn ở trẻ. Khi đi tìm đồ vật, trẻ sẽ tập trung quan sát, ghi nhớ vị trí và không gian quanh đó. Khả năng nghe và hiểu của trẻ cũng được bồi dưỡng rất nhiều thông qua trò chơi đầy thú vị này.

Với những đồ vật bé đã biết, cha mẹ chỉ cần gọi tên để trẻ đi tìm. Còn với những đồ vật trẻ chưa biết, cha mẹ có thể gợi ý về kích thước, hình dạng, màu sắc… để trẻ có thể tìm kiếm. Khi trẻ mất thời gian lâu để tìm, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ kiên nhẫn và có gợi ý về vị trí của đồ vật để trẻ không nản chí mà từ bỏ nửa chừng.

2.3. Giải câu đố

Giải câu đố là trò chơi rèn luyện trí thông minh được nhiều bạn nhỏ ở mọi lứa tuổi yêu thích. Trò chơi này có thể áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên để kích thích trí não trẻ. Với trò chơi này, cha mẹ có thể cho bé chơi mọi lúc mọi nơi. Bất cứ khi nào có thể, cha mẹ hãy đưa ra câu hỏi như “cái này là cái gì”, “đây là màu gì”… để trẻ trả lời.

Cha mẹ cùng chơi trò chơi giải câu đố với con

Cha mẹ cùng chơi trò chơi giải câu đố với con.

Chơi giải câu đố là một cách để trẻ rèn luyện trí nhớ của mình. Trò chơi giúp kích thích khả năng tưởng tượng, trí thông minh của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có thể học thêm về tư duy ngôn từ. Thường xuyên trò chuyện và đặt câu hỏi với trẻ là nền tảng giúp trẻ trở thành người hoạt ngôn sau này.

Tùy theo sự phát triển của bé để cha mẹ đưa ra câu đố có độ khó phù hợp. Khi trẻ trả lời không được, cha mẹ đừng vội nói ngay câu trả lời cho bé mà hãy lần lượt đưa ra các gợi ý để trẻ có thể tìm được câu trả lời. Khi trẻ đưa ra câu trả lời đúng, cha mẹ hãy khen trẻ để khuyến khích.

2.4. Vừa chơi vừa học khi vượt chướng ngại vật

Vượt chướng ngại vật là trò chơi mang tính vận động, vừa rèn luyện trí thông minh vừa tăng cường sức khỏe. Để vượt qua các chướng ngại vật đòi hỏi trẻ phải kết hợp các giác quan và các bộ phận cơ thể. Nhờ đó, trẻ được vừa chơi vừa học, tư duy nhạy bén, khả năng vận động linh hoạt. Trò chơi này giúp trẻ tăng khả năng quan sát, đánh giá và tính toán để làm sao có thể vượt qua các chướng ngại để về đích. Có thể nói, lợi ích mà trò chơi vượt chướng ngại vật mang lại rất nhiều.

Rèn luyện thể chất, tăng cường trí tuệ thông qua trò chơi vượt chướng ngại vật

Rèn luyện thể chất, tăng cường trí tuệ thông qua trò chơi vượt chướng ngại vật.

Cha mẹ có thể linh hoạt sử dụng các vật dụng trong nhà để làm chướng ngại vật cho trẻ. Khi mới tập chơi, cha mẹ chỉ nên hướng dẫn cho trẻ cách vượt qua 1 – 2 chướng ngại, sau đó tăng dần lên. Việc kết hợp nhiều chướng ngại vật khác nhau giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng như bò, trườn, nhảy, chạy… Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý chọn những chướng ngại phù hợp với khả năng của trẻ để đảm bảo an toàn trong quá trình chơi.

2.5. Xếp hình khối

Xếp hình khối cũng là một trò chơi lắp ráp, được trẻ rất yêu thích. Cha mẹ có thể cho bé làm quen với các khối hình từ khi còn rất nhỏ. Khi chơi với các khối hình, trẻ sẽ tăng khả năng vận động của đôi tay, biết sờ nắm để hiểu hơn về hình học không gian.

Với nhiều khối hình khác nhau, trẻ hoàn toàn có thể sắp xếp thành những hình khác nhau mà mình yêu thích. Qua đó, trò chơi phát huy được trí thông minh sáng tạo của trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể tự do khám phá, sắp xếp theo ý thích, mang đến cho trẻ những giây phút vui chơi thoải mái, đầy tiếng cười.

Trẻ thỏa sức kích thích thông minh sáng tạo với trò chơi xếp hình khối

Trẻ thỏa sức kích thích thông minh sáng tạo với trò chơi xếp hình khối.

2.6. Trò chơi gỡ bỏ băng dính

Để kích thích trí thông minh của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia trò chơi gỡ bỏ băng dính. Đây là trò chơi khá thú vị, được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Với bản tính tò mò, thích khám phá xung quanh, trò gỡ băng dính chắc chắn có thể làm trẻ thỏa mãn.

Để bắt đầu với trò chơi này, cha mẹ hãy dùng băng dính cắt thành nhiều đoạn nhỏ, sau đó dán chúng lên một bề mặt nào đó. Cha mẹ nên dùng băng dính nhiều màu khác nhau để giúp trẻ củng cố kiến thức về màu sắc. Sau khi chuẩn bị xong, cha mẹ cho trẻ gỡ từng miếng băng dính theo ý thích hoặc theo yêu cầu của mình. Lúc này, trẻ sẽ rất tập trung, dùng các đầu ngón tay, móng tay để gỡ.

2.7. Nhập vai diễn kịch

Khi nghe đến nhập vai diễn kịch, nhiều người sẽ nghĩ rằng trò chơi này chỉ phù hợp với những trẻ đã lớn, hiểu chuyện nhưng thực sự thì không. Trò chơi này phù hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, chỉ từ 2 tuổi trở lên là đã có thể chơi được. Bộ não của trẻ nhỏ rất nhanh nhạy, hoàn toàn có thể bắt chước được các hành động của người lớn rất nhanh. Do đó, cha mẹ có thể hướng dẫn để trẻ có thể nhập vai một nhân vật nào đó phù hợp.

Nhập vai diễn kịch giúp trẻ tự tin hơn khi đứng trước đám đông

Nhập vai diễn kịch giúp trẻ tự tin hơn khi đứng trước đám đông.

Khi được khoác lên mình bộ áo quần của nhân vật mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ rất hứng thú. Trò chơi giúp rèn luyện tư duy ngôn ngữ cho trẻ, cho trẻ thoải mái tưởng tượng, khám phá thế giới xung quanh. Hơn nữa, các trò nhập vai như làm bác sĩ chữa bệnh, cảnh sát giao thông… còn cung cấp cho trẻ thêm nhiều kiến thức xã hội, là nền tảng vững chắc để hình thành nhân cách của trẻ sau này.

2.8. Chơi cùng nhau kể chuyện

Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để khuyến khích trẻ nói, trò chuyện, bày tỏ bản thân với bạn bè, người thân trong gia đình. Điều này giúp trẻ hoạt ngôn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Trò chơi cùng nhau kể chuyện sẽ giúp trẻ có cơ hội được bày tỏ lòng mình. Đồng thời, trẻ sẽ lắng nghe được những chia sẻ, mong muốn của người khác, từ đó thêm yêu quý những người xung quanh.

Với trò chơi này, trẻ và mọi người sẽ cùng nhau kể chuyện luân phiên, có thể là một hoặc nhiều câu chuyện khác nhau. Như vậy, trẻ sẽ học được những điều hay từ cách kể chuyện của người khác để hoàn thiện khả năng của mình.

Khuyến khích trẻ kể chuyện giúp tăng khả năng giao tiếp

Khuyến khích trẻ kể chuyện giúp tăng khả năng giao tiếp.

2.9. Trò chơi kể chuyện

Trò chơi kể chuyện lấy trọng tâm là một mình trẻ, không phải là nhiều người cùng kể như trò chơi giới thiệu ở trên. Với trò chơi này, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ kể một câu chuyện mà mình biết một cách đầy đủ nhất. Điều này giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng ngôn từ và tự tin hơn.

Việc khuyến khích trẻ kể lại một câu chuyện hay bài học đã được học trước đó trước mặt mọi người giúp trẻ củng cố kiến thức. Khi được mọi người khen ngợi, trẻ sẽ thêm tự tin, có thêm động lực để học tập và cố gắng mỗi ngày. Cha mẹ nên thường xuyên tổ chức những buổi thi kể chuyện để trẻ phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của bản thân.

2.10. Đặt câu cùng vần

Đặt câu cùng vần là trò chơi kích thích trí thông minh được áp dụng nhiều trong sách vở, trường lớp. Trò chơi giúp kích thích trí não của trẻ, nâng cao khả năng dùng từ, cho tư duy thêm nhạy bén. Khi đặt câu cùng vần, trẻ sẽ phải tập trung suy nghĩ để đưa ra câu trả lời, từ đó giúp trẻ quyết đoán hơn khi đưa ra quyết định của mình.

Tăng cường tư duy ngôn ngữ của trẻ qua trò đặt câu cùng vần

Tăng cường tư duy ngôn ngữ của trẻ qua trò đặt câu cùng vần.

Với trò chơi này, cha mẹ hãy bắt đầu với những câu ngắn, đơn giản trước. Ví dụ: Cha mẹ đưa ra câu nói: “Con sang nhà bà để ăn …”. Trong dấu ba chấm đó, cha mẹ hãy đưa ra một số đáp án để con lựa chọn theo vần như canh, cá, thịt. Với câu này thì đáp án chính là “cá”. Khi con đã làm quen được với cách chơi, cha mẹ có thể nâng dần độ khó của câu hỏi lên.

2.11. Rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ

Việc lặp đi lặp lại một kiến thức nào đó thường xuyên và đều đặn giúp trẻ ghi nhớ một cách dễ dàng. Khi tập cho trẻ ghi nhớ, trẻ sẽ tập trung hơn, bộ não hoạt động mạnh hơn, quan sát tốt hơn, học hỏi nhiều hơn. Việc tập ghi nhớ cho trẻ không hề khó khăn, ngược lại còn có rất nhiều cách mà cha mẹ có thể áp dụng.

Cha mẹ hãy cho trẻ ghi nhớ từ những thứ gần gũi xung quanh trẻ, sau đó tăng dần độ khó lên. Rất nhiều chủ đề để trẻ có thể ghi nhớ như màu sắc, con vật, dụng cụ gia đình… Cha mẹ đừng quên nhắc lại và kiểm tra những điều trẻ được học, qua đó đánh giá được khả năng ghi nhớ của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con chơi những trò chơi tương tác, tìm câu trả lời cho câu hỏi… để rèn luyện trí nhớ.

Khuyến khích trẻ ghi nhớ mọi thứ xung quanh

Khuyến khích trẻ ghi nhớ mọi thứ xung quanh.

2.12. Giải bài toán

Một trò chơi kích thích trí thông minh mà cha mẹ không nên bỏ qua là giải toán. Với trò chơi này, trẻ được rèn luyện tư duy toán học ngay từ khi còn rất nhỏ. Khi trau dồi khả năng tính toán, bộ não của trẻ sẽ được kích thích, giúp trẻ thông minh, nhạy bén hơn.

Ban đầu, cha mẹ hãy tập cho bé các phép toán đơn giản như cộng, trừ bằng cách đếm các đồ vật cụ thể. Sau khi đã quen với các phép tính cơ bản, cha mẹ có thể nâng dần dần độ khó lên. Ngoài việc làm quen với các con số, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tư duy để giải quyết các vấn đề xảy ra xung quanh. Cho trẻ chơi các trò chơi có tính tư duy, logic toán học cao như ô ăn quan, bài uno… cũng là một cách để tăng khả năng tính toán của trẻ.

2.13. Nhận biết các đồ vật

Chơi nhận biết các đồ vật giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ của mình. Trò chơi này rất đơn giản, cha mẹ có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi với câu hỏi chung: “Cái này là cái gì?”. Với bộ não phát triển nhạy bén của trẻ, trẻ hoàn toàn có thể ghi nhớ mọi đồ vật một cách nhanh chóng và chính xác.

Giúp trẻ nhận biết các đồ vật mở rộng thế giới quan

Giúp trẻ nhận biết các đồ vật mở rộng thế giới quan.

2.14. Đoán các vật trong hộp

Trò chơi đoán các vật trong hộp khơi gợi sự tò mò, thích thú của trẻ. Bản năng của một đứa trẻ vốn rất thích khám phá, vô cùng tò mò với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những điều bí mật. Với trò chơi này, cha mẹ có thể giúp trẻ nhận biết các đồ vật một cách bất ngờ và đầy hứng thú.

Để bắt đầu, cha mẹ hãy cho đồ vật vào trong hộp, sau đó cho trẻ thò tay vào để sờ và đoán tên đồ vật đó. Hoặc, nếu là một hộp quà đã đóng kín, cha mẹ hãy cho trẻ đoán bằng cách lắc hộp quà. Mỗi dịp sinh nhật, chắc chắn trẻ sẽ rất thích chơi đoán quà trong hộp nên cha mẹ đừng bỏ qua trò chơi thú vị này nhé.

2.15. So sánh kích thước

Trò chơi so sánh kích thước giúp trẻ hình thành tư duy về các khái niệm nhỏ hơn, lớn hơn. Trò chơi này giúp trẻ tăng cường khả năng quan sát, đánh giá và phán đoán. Bất cứ đồ vật nào cũng có thể đem ra để so sánh kích thước với nhau. Hãy cho trẻ tập so sánh kích thước của 2 vật trước, sau đó tăng số lượng đồ vật lên.

Rèn luyện trí thông minh của trẻ thông qua việc so sánh kích thước

Rèn luyện trí thông minh của trẻ thông qua việc so sánh kích thước.

2.16. Nhận biết về hoa quả

Hoa quả là một chủ đề học vô cùng thú vị và được nhiều bạn nhỏ yêu thích, dễ học dễ chơi bởi nó mang tính thực tế nhiều. Ngoài việc cho trẻ nhận biết tên gọi của các loại hoa quả, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ mô tả về hình dạng, màu sắc, hương vị… của chúng. Từ đó giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức hơn, tăng cường tư duy ngôn ngữ, khả năng quan sát học hỏi.

2.17. Vẽ tranh

Một trong những trò chơi rèn luyện trí thông minh của trẻ mà cha mẹ không nên bỏ qua là vẽ tranh. Thông qua hoạt động vẽ tranh, trẻ được thỏa sức sáng tạo, bay bổng với trí tưởng tượng của mình. Vẽ tranh còn giúp trẻ tăng cường khả năng vận động của đôi tay, giúp đôi tay linh hoạt uyển chuyển. Tư duy về màu sắc của trẻ cũng được cải thiện rõ ràng thông qua tranh ảnh.

Rèn luyện tư duy và trí tưởng tượng thông qua hoạt động vẽ tranh

Rèn luyện tư duy và trí tưởng tượng thông qua hoạt động vẽ tranh.

2.18. Trò chơi tìm các hình giống nhau

Khi cho trẻ chơi tìm các hình giống nhau, trẻ được rèn luyện khả năng quan sát của bản thân. Trí não của bé cũng được kích thích, trở nên nhanh nhạy hơn, phán đoán tốt hơn. Cho trẻ tương tác với những trò chơi tìm hình giống nhau có đếm thời gian giúp trẻ thêm tinh anh, phát triển trí não vượt trội.

2.19. Trò chơi nhào nặn đất

Cũng tương tự như trò chơi vẽ tranh, trò chơi nhào nặn đất giúp trẻ thực hiện hóa ý tưởng của bản thân. Thông qua sự kết hợp của nhiều giác quan kết hợp với hoạt động đôi bàn tay, dưới sự chỉ đạo của bộ não, trẻ sẽ tạo nên được nhiều hình nặn đầy thú vị theo sở thích riêng của mình. Sau khi trẻ có thể nhào nặn đất thuần thục, cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ nặn theo hình mẫu để kỹ năng của trẻ thêm hoàn thiện.

2.20. Đồ chơi cắt dán nhiều màu

Cắt dán cũng là một trò chơi đầy thú vị mà mỗi trẻ đều thích. Với những mảnh giấy đa dạng màu sắc, trẻ có thể thỏa sức khám phá, cắt dán thành những đồ vật, con vật mà mình yêu thích. Qua hoạt động này, trẻ cũng được học nhiều hơn về cách phối màu sao cho hợp lý.

Bồi dưỡng trí thông minh thông qua trò chơi cắt dán

Bồi dưỡng trí thông minh thông qua trò chơi cắt dán.

2.21. Chơi xúc cát

Nhiều bạn nhỏ rất thích trò chơi xúc cát nhưng không ít phụ huynh lại ngại bẩn nên không cho con chơi. Tuy nhiên, đây là một trò chơi đầy thú vị, giúp trẻ thêm hoạt ngôn, trí tưởng tượng bay bổng. Với một vài chiếc xe đồ chơi, trẻ có thể chơi xúc cát hàng giờ mà không chán. Nếu ngại bẩn hoặc không có cát, cha mẹ có thể mua các loại cát giả cho con chơi hoặc thay thế bằng các đồ vật có kích thước nhỏ mà trẻ vẫn có thể xúc được.

Việc áp dụng và lồng ghép các bài học vào các trò chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên trong tâm trạng đầy hứng khởi. Do đó, cha mẹ hãy linh động khi cho trẻ chơi những trò chơi kích thích trí thông minh kể trên, giúp con trẻ phát triển toàn diện về tư duy, thể chất lẫn tinh thần.

Để lại một bình luận