Mỹ thuật quan trọng thế nào với sự phát triển não bộ của trẻ?
Worldkids – Mỹ thuật quan trọng thế nào với sự phát triển não bộ của trẻ? Cho đến bây giờ, khi xã hội ngày càng phát triển để tiến lên một thế giới phẳng, chúng ta vẫn nhắc nhiều và nghe nhắc nhiều về tầm quan trọng của tiếng Anh, Toán, Hóa, Sinh, Văn,… Những bộ môn như mỹ thuật, âm nhạc đều được liệt kê vào môn phụ trong chương trình học phổ thông.
Trong khi thế giới nhắc đến mỹ thuật như một phần quan trọng của học thuật, ứng dụng và sáng tạo thì rất nhiều phụ huynh của chúng ta vẫn cho rằng: những em bé được đưa đến trường để “ngồi tập tô cho hết thời gian” mà thôi. Phần lớn mọi người cho rằng, học mỹ thuật chỉ dành cho trẻ em có năng khiếu hoặc “con nhà nòi”.
Đọc thêm: Trường Mầm Non Song Ngữ Đầu Tiên Tại Gò Vấp
Nhưng bạn có biết rằng, tất cả trẻ em đều có thể vẽ rất đẹp nếu như được học tập và hướng dẫn đúng cách? Năng khiếu chính được do khơi gợi, phát triển mà thành. Mỹ thuật có tác động như thế nào đến sự phát triển não bộ của trẻ hẳn là điều mà rất nhiều người muốn biết.
Mỹ thuật giúp phát triển 2 bán cầu não
Mỹ thuật bao gồm các loại hình vẽ, nặn, cắt dán, tạo hình,… Tất cả việc làm từ quan sát tới suy nghĩ đã sinh ra việc tự nhiên cảm thấy yêu thích màu sắc, hình khối, chuyển động. Những hình ảnh này được lưu giữ ở bán cầu phải – nơi lưu trữ hình ảnh và cảm xúc của con người.
Khi cái kho lưu trữ ở bán cầu phải ngày càng lớn lên, trẻ càng có nhiều dữ liệu để so sánh, kết nói và liên tưởng. Sự đúc kết này gọi là tri thức sẽ được lưu ở bán cầu não trái và thể hiện trên tác phẩm cụ thể của từng trẻ. Mỗi sự vật, sự việc được tạo ra, được vẽ ra là những tri thức được trẻ đúc kết lại, phần lớn thông qua sự so sánh. Sau mỗi lần, cải tiến và phát triển thành phẩm của mình, tri thức sẽ tiến xa hơn một chút nữa. Cứ rèn luyện thường xuyên như thế, tư duy sẽ phát triển rất nhanh.
Vậy nếu như trẻ được tiếp xúc với mỹ thuật sớm hơn khi khả năng tư duy logic, lập luận so sánh, phân tích tổng hợp sẽ vượt trội hơn hẳn so với những trẻ không tiếp xúc với bộ môn này.
Phát triển kỹ năng sáng tạo táo bạo
Chì màu, sáp, dao, kéo, đất nặn, dây, kim chỉ,… đây là các loại dụng cụ thường xuyên được sử dụng trong mỹ thuật. Các bé được tiếp xúc và phát triển kỹ năng sử dụng tất cả các loại dụng cụ này.
Song song với kỹ năng sử dụng dụng cụ thì sự khéo léo của đôi mắt, đôi tay, các bộ phận khác trên cơ thể cũng tương ứng và nhuần nhuyễn hơn.
Có người sẽ nói rằng, học cái gì thì quen cái đó. Học vẽ quen sử dụng bút là đương nhiên. Nhưng điểm quan trọng ở đây chính là tính táo bạo trong sáng tạo. Khi đã quen mặt các chết liệu, dụng cụ trong mỹ thuật, trẻ sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng kết hợp các loại chất liệu hoặc các dụng cụ khác nhau để tạo ra một thành phẩm mới. Đây là việc dám nghĩ dám làm, dám sáng tạo ra cái mới, dám kết hợp những cái đối lập hoặc tương phản nhau.
Phát triển trí tưởng tượng không giới hạn
Với cách quan sát và tư duy của mình, mỗi bé sẽ tạo nên một tác phẩm mang dấu ấn riêng. Thông qua các tác phẩm chúng ta có thể biết các em nghĩ gì, tường tượng điều gì, liên tưởng thế nào.
Có những bé vẽ mặt trời màu đỏ, mặt trời màu vàng nhưng có những bé vẽ mặt trời có ánh tím, ánh xanh. Thường thường các bạn vẽ cá voi màu xanh, có bạn lại vẽ cá voi màu hồng. Có nhiều bé, vẽ lại chính bức tranh của mình mà 10 lần là 10 màu sắc khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sự tưởng tượng, sức tưởng tượng của các bé.
Mỹ thuật chính là sự trải nghiệm trong vốn sống non nớt của trẻ hoặc chỉ là sự phán đoán những điều trẻ chưa biết. Nó không tuân theo bất kỳ một quy tắc nào. Vì vậy, học mỹ thuật còn khiến bé mở rộng lòng hơn để đón nhận tất cả những điều mới – lạ – không bình thường của thực tế cuộc sống. Bé đang tự làm phong phú cuộc sống của mình mỗi ngày đó, thật là tuyệt vời phải không?
Khả năng biến hóa linh hoạt
Sáng tạo nghĩa là không đi theo một khuôn mẫu nào. Ban đầu trẻ tạo thành phẩm của mình chỉ đơn giản từ việc bắt chước tác phẩm của người khác. Nhưng trong quá trình tích lũy tri thức và trải nghiệm, bé sẽ tạo ra tác phẩm mang dấu ấn của riêng mình. Bé học được cách chấp nhận, thích nghi với sự thay đổi mục đích ban đầu. Để hoàn thành một tác phẩm, đôi khi bé sẽ đặt ra một mục tiêu khác khi ở giữa hành trình.
Điều quan trọng hơn cả là bé tạo ra sự thay đổi đó theo chiều hướng tích cực. Mỹ thuật mang lại những tác động lớn về cảm xúc, tâm lý cho mỗi bé. Những màu sắc, hình khối chính là những nhân tố đẹp đẽ nhất để bé vui vẻ, hào hứng tạo ra những tác phẩm thú vị nhất.
Nguồn : https://worldkids.edu.vn