Nói thế nào với con về những ‘cú chạm đen tối’?
Nói thế nào với con về những ‘cú chạm đen tối’?. Gần đây, báo chí liên tục đưa tin rất nhiều vụ xâm hại, bạo hành tình dục mà nạn nhân phần lớn lại là trẻ em và trẻ vị thành niên. Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn trong tình trạng đứng ngồi không yên khi con mình không có ở nhà.
Để con có thể tự bảo vệ khỏi những “cú chạm đen tối”, cha mẹ nào cũng muốn nói chuyện với con càng sớm càng tốt về việc giáo dục giới tính nhưng lại không biết mở màn như thế nào cho tự nhiên và thoải mái. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia để giúp bạn dễ dàng “vào đề” khi nói chuyện với con về vấn đề nhạy cảm này.
Độ tuổi nào là thích hợp?
Theo Bhavna Awasthy, chuyên gia chăm sóc trẻ em tại Delhi – Ấn Độ, cha mẹ nên bắt đầu đề cập chuyện giới tính với bé khi bé lên 2 tuổi. Ở độ tuổi này, bé tuy chưa thể hiểu được những hệ quả của việc sờ mó, nhưng bạn – cha mẹ luôn phải khắc sâu vào tâm trí bé bằng cách luôn nhấn mạnh với bé rằng dù có chuyện gì xảy ra thì ba mẹ luôn là người quan tâm đến bé và sẽ luôn bảo vệ con, sẵn sàng ở bên con.
Làm sao để trò chuyện với bé
Vaneet Parmar, chuyên gia dinh dưỡng tại Gurgaon cũng có cùng quan điểm. Trẻ em cần được nhắc nhở rằng “ cha mẹ luôn ở bên con, luôn là người bạn tốt nhất của con, và con có thể chia sẽ mọi thứ với ba mẹ “. Có như vậy trẻ mới cảm thấy an tâm và thoải mái để tâm sự mọi chuyện với bạn, trẻ mới cảm thấy mình được quan tâm, bảo vệ.
Theo ông, để có thể giải thích cho bé hiểu thế nào là những cú chạm đen tối, bước tiếp theo bạn cần làm là thông qua những tình huống cụ thể để bé có cách nhìn nhận trực quan hơn. Thí dụ, ba mẹ có thể đặt ra một tình huống cụ thể như khi đi trên đường chẳng hạn và sau đó dạy bé cách ứng phó. Chẳng hạn khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nếu có người lạ mặt nào đó cố ý đụng chạm con, gây khó khăn cho con thì con phải dứt khoát bỏ đi và kể ngay cho ba mẹ biết.
Cha mẹ luôn phải nhắc nhở cho bé rằng không ai được quyền chạm vào vùng kín cảu bé trừ ông bà, ch mẹ ( nếu ông bà là người chăm sóc bé ). Vì vậy nếu trường hợp đó xảy ra, bé phải nói ngay cho ba mẹ biết.
Song song đó, cha mẹ cần phải tạo niềm tin nơi trẻ. làm chỗ dựa tin cậy cho trẻ. Sau 2 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh về thể chất lẫn tinh thần và cả trong suy nghĩ. Do đó, cha mẹ cần phải luôn căn dặn, nhắc nhở trẻ, để trẻ luôn nhớ mãi. Theo các chuyên gia, khi bé được 8 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để cha mẹ có thể bắt dầu giải thích các hành vi xấu và hệ quả của chúng để bé có thể hiểu.
Bà Awasthy cũng cho biết thêm ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng lưới truyêng thông dày đặc, trẻ em có thẻ sẽ tiếp cận rất nhanh và từ đó hiểu biết và suy nghic của chúng cũng ảnh hưởng theo đó. Các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao trẻ không nên để trẻ tự khám phá vì những từ ngữ không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn ngây thơ của trẻ, khiến trẻ dễ phát triển suy nghĩ heo hướng lệch lạc. Ảnh hưởng không tốt đến quá tình phát triển tâm sinh lí tự nhiên của trẻ.