Mở giới hạn cho con
Worldkids – Mở giới hạn cho con. Trẻ con luôn muốn quậy phá, nghịch ngợm những điều mà nó thích thú và cảm thấy mới lạ. Tôi đã từng chứng kiến cảnh bố mệ la mắng, nạt nộ hay đánh con mình trong những lần nó nghịch ngợm. Vì họ sợ người khác sẽ đánh giá mình là “cha mẹ không biết dạy con”. Trong những trường hợp đó ca mẹ quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác mà không đặt vào cảm giác của con mình.
Khi trẻ mới bắt đầu biết đi đứng, cảm nhận những thứ mới lạ thường sẽ có sở thích khám phá, muốn có được các thứ ấy để trở thành thú vui của nó. Nhưng có nhiều bậc pụ huynh cứ sợ người ta nói con mình nghịch ngơm, cha mẹ không biết dạy nên cứ quát mắng và kiểm soát chặt chẽ mọi hành động của trẻ.
Chính điều này mà tôi đã mở giới hạn cho con mình, cho nó tự do làm điều mà nó thích trong khả năng cho phép. Con tôi đang học tại trường mầm non quốc tế tphcm, một đứa trẻ đang trong tuổi được xem là “năng động” nhất. Trong độ tuổi 3 – 4 này bé rất thích chạy nhảy và tìm kiếm đồ đạc mới lạ để biển nó thành đồ chơi của mình, nghịch ngợm và rất quậy phá.
Nhưng khác hẳn người ta, tôi cho con mình tự do vận động và hưỡng dẫn chỉ bảo bé chu đáo những thứ nguy hiểm hay không nên đụng vào vì sẽ gây nên những tác động xấu….để bé tự giác tránh xa. Tôi vẫn để con mình làm những gì nó thích ( trong phạm vi chấp nhận) mặc người ta nghĩ nghịch ngợm như thế nào. Vì có nghịch ngợm như vậy nó sẽ phát triển tư duy rất tốt và tăng khả năng sáng tạo, quan sát.
Đối với chúng ta đôi khi những đồ vật ấy là bình thường nhưng qua ảnh mắt trẻ thơ nó lại ly kỳ và hấp dẫn lý thú. Chính vì lẽ đó mà con tôi luôn được tự do khám phá những gì nó thấy hấp dẫn và muốn khám phá.
Khi trẻ còn nhỏ, chưa phân biệt hết những gì cần làm và không nên làm, do đó bố mẹ đừng quá sợ người ta đánh giá mà la mắng con mình, điều ấy sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức của trẻ. Hãy cho trẻ làm những điều mà nó thích, nói như thế cũng không hẳn mình để con ưng làm gì làm. Bạn hãy chỉ dạy và hướng dẫn, phân tích mọi điều một cách cụ thể, chu đáo để trẻ tự nhận định và tránh xa. Lúc ấy con bạn sẽ phát triển tốt nhất về trí tuệ và nhận thức, đặc biệt là không bị la mắng trong quá trình nghịch ngợm của mình.
Thực ra khi cha mẹ nghĩ người khác đánh giá thế này, thế nọ nhưng đôi khí đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân mà thôi, chứ trên thực tế đôi khi người ta không nghĩ vậy. Vì có một lần đi vào quán ăn, vì tính tò mò và thích khám phá nên “nàng công chúa” của tôi đẫ đến gần đồ trang trí của quán và ngồi ngắm nghía, nghịch nghịch.
Lúc đó chủ quán đã đi ra và thốt lên: “Ôi…….” Lúc này tôi cũng hoảng vì lo con mình sẽ bị la một trận nhưng không, chủ quán đã bế bé lên và hỏi lý do tại sao nó lại thích thú và nghịch như vậy. Sau khi nghe bé trả lời: “Dạ vì con thấy nó lạ và dễ thương, con muốn được chơi cùng với nó”. Vậy là với ánh mắt ngây thơ, sự lễ phép, và tính thích khám phá con tôi đã được chủ quán tặng đồ vật ấy.
Vì thế các bạn có thể thấy rằng không hẳn sự nghịch phá của trẻ lúc nào cũng ảnh hưởng xấu, hãy để bé tự do phát triển và cha mẹ chính là nơi chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ để bé phát triển tốt nhất và trở thành một đứa bé ngoan.