Làm gì khi con cái đánh nhau?
Làm gì khi con cái đánh nhau? Tình trạng bé hay gây gỗ, đánh nhau với bạn bè, anh chị không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần của trẻ, gây phiền toái cho những người xung quanh, mà về lâu dài còn ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách của trẻ. Vì thế, nhằm giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm để giải quyết tình trạng xung đột, cãi vả ở trẻ khi học tập, vui chơi với nhau chúng ta hãy tìm kiếm các phương pháp giúp con nhé.
Thực trạng con cái đánh nhau
Với đặc trưng về tính cách, tâm lí lứa tuổi, trẻ em thường không thể tránh khỏi bất hòa, thậm chí dẫn đến đánh nhau. Tuy nhiên, người lớn không phải lúc nào cũng để ý đến tình trạng này và có cách xử lý khôn ngoan nhất.
Một số bố mẹ thường can thiệp và giải thích điều phải trái với con một cách ôn hòa, trong khi đó một số bố mẹ lại đe nạt, quát mắng hoặc không làm gì cả. Và trên thực tế, thật không dễ dàng để xác định đâu là cách giải quyết hiệu quả nhất.
Vì sao cha mẹ thường không thể làm trọng tài khi con cái đánh nhau?
Mặc dù rất nhiều bố mẹ thường nỗ lực để làm trọng tài, giảng hòa cho con cái khi đánh nhau, nhưng kết quả trên thực tế cho thấy rằng, họ ít khi giải quyết được vấn đề xung đột giữa chúng.
Nguyên nhân thứ nhất là do họ cho đó chỉ là chuyện trẻ con, không đáng quan tâm. Điều này sẽ khiến cho trẻ không nhận ra được sai lầm của mình, và có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết những khó khăn sau này.
Nguyên nhân thứ hai là do các bậc cha mẹ lo sợ sẽ xử lý thiên vị, vì vậy họ đã để cho trẻ tự giải quyết theo cách của mình.
Trong trường hợp con bạn đánh nhau, tốt nhất là nên hòa giải chúng, phân tích và giải thích rõ việc bọn trẻ đánh nhau là không đúng, từ đó dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề nếu gặp trường hợp tương tự. Đây cũng là một trong những cách giáo dục để hình thành thói quen, nhân cách tốt cho trẻ
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi con cái đánh nhau:
Không nên nuông chiều hay ủng hộ một phía vì sẽ làm trẻ ghen tị và hiếu chiến hơn.
Dạy cho trẻ biết sống chan hòa, thân ái, tôn trọng người khác, nhất là khi chúng là người trong cùng một gia đình.
Chỉ nên phạt trẻ khi bạn có lý do chính đáng, và giải thích rõ vì sao trẻ bị phạt.
Đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề và hướng trẻ vào cách giải quyết tốt nhất.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý đến môi trường giáo dục của trẻ. Nếu như trẻ được vui chơi, học tập trong môi trường tiên tiến, lành mạnh và nhận được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, chắc hẳn tình trạng xung đột, đánh nhau sẽ được hạn chế một cách đáng kể
Với môi trường giáo dục chuyên nghiệp và lành mạnh trẻ sẽ được giáo dục về cách cư xử và giải quyết các xung đột với bạn bè đồng trang lứa trong quá trình học tập, vui chơi,…
Nguồn: https://worldkids.edu.vn