Dạy trẻ biết cho
Worldkids – Dạy trẻ biết cho. Mỗi bé sinh ra đều có tính cách khác nhau. Một phần là do bản năng của bé, nhưng phần nhiều là do cách chúng ta dạy và kiến thức bé tiếp thu từ môi trường bên ngoài. Dạy trẻ biết cho, hành động mẹ nên dạy bé ngay từ nhỏ
Ngay cả khi trong cùng một gia đình, hai đứa trẻ cũng có cách san sẻ khác nhau rồi. Nhiều mẹ cho rằng tính cách này khi lớn lên bé sẽ thay đổi. Nhưng sự thật thì theo các chuyên gia tâm lý, nếu như không hướng cho bé có suy nghĩ khác thì rất khó thay đổi, mà cấp độ của sự ích kỷ sẽ còn tăng hơn. Vậy phải làm gì để dạy bé biết cho một cách tự nguyện?
Giải quyết từ nguyên nhân khiến bé ích kỷ
Trẻ em vốn hay coi mình là trung tâm. Chúng cần được dạy dỗ tử tế về cách chia sẻ và quan tâm đến người khác. Thay vì để trẻ nghĩ cái này là của mình không ai được động vào, nên kiên trì hướng trẻ suy nghĩ theo hướng tích cực hơn.
Giống như bé gái nhà tôi sáng nay, khi ông bà bày các loại kẹo ra bàn, bé rất thích kẹo mềm trái cây nên nhặt cất riêng vào túi. Nhưng ngay sau đó, bé chia cho mỗi người một chiếc, tủm tỉm bảo “ai cũng có phần”. Điều đó cho thấy, tính hào phóng và ích kỷ hiện diện trong mỗi con người.
Nhưng bên cạnh những bé như vậy thì lại có những bé, khi mới sinh ra đã được cha mẹ chiều chuộng, lại là con một nên chỉ biết cho riêng bản thân. Đến khi ba mẹ có thêm em bé lúc đó tính ích kỷ của bé mới thể hiện rõ ràng. Do vậy, nguyên nhân trong một số trường hợp là việc chăm sóc của các bậc phu huynh. Ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên dạy bé các hành động san sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh, trước hết là các thành viên trong gia đình, rồi đến bạn bè và người khác.
Tuyệt đối không được cho bé cảm giác bé là số 1, quan trọng nhất. Trong cuộc sống tấp nập và nhiêu khó khăn như hiện nay, các cặp vợ chồng vất vả trong việc sinh đẻ ngày càng nhiều, khi đó một đứa con, họ luôn muốn dành cho con sự cưng chiều nhiều nhất. Tuy nhiên, để sau này bé biết thương yêu đùm bọc thì các bậc phụ huynh cần định hướng rõ ràng cách dạy dỗ trẻ biết cho đi và nhận lại.
Môi trường dạy trẻ biết cho
Ngoài gia đình, nơi bé sinh sống thì trường học là môi trường quan trọng thứ 2 có tác động vô cùng lớn.
Đến trường các bé được tiếp xúc với nhiều bạn bè, mỗi bạn lại có những tính cách khác nhau. Tốt có, xấu có, bé không tránh được việc nhận thức sai lệch vấn đề cho đi.
Sự cho đi không chỉ là khía cạnh vật chất mà nó còn có nền tảng tinh thần. Một đứa trẻ sống tình cảm là không tiếc lời yêu thương đối với mọi người, đặc biệt là những người thân thiết. Đừng chỉ dạy trẻ cho đi một cái kẹo hay một món đồ chơi. Hãy khơi cảm xúc để trẻ có một trái tim rộng lượng bắt đầu từ nụ cười, lời khen, sự động viên, an ủi; để trẻ thấy cho đi tiếng cười nhận được tiếng cười, trao tặng niềm vui nhận được niềm vui.
Chính vì thế, khi ở trường các thầy cô cần có những bài học giúp các bé thấy được ý nghĩa lớn lao, lợi ích của việc cho đi là như thế nào.
Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ. Hy vọng rằng, với những thông tin này các bậc phụ huynh sẽ sớm tìm được cách giúp bé phát triển tích cực