Cách xử lí kịp thời khi thấy trẻ nói dối tránh làm hư con
Nói dối thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Chúng ta cần có cách giúp trẻ thay đổi, được uốn nắn, dạy bảo kịp thời, đúng phương pháp để không tạo tác động tiêu cực ảnh hưởng tâm lý và tính cách trẻ sau này.
Thông thường khi nói dối, bản thân chúng ta vẫn mang cảm giác ăn năn và khá day dứt vì lỗi lầm ấy, trẻ em cũng thưỡng dễ mắc phải các lỗi lầm như nói dối và có thể có cảm giác tương tự. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách xử lý thế nào khi trẻ nói dối theo từng độ tuổi nhất định.
Độ tuổi mới bắt đầu có dấu hiệu biết nói dối từ 4 đến 6 tuổi
Hiện tượng nói dối nên được hiểu là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và thường được thể hiện ra khá sớm giống như các hành vi chưa tốt khác ở trẻ
Xử lý ra sao:
Trước hết để con không cần phải nói dối thì cha mẹ đừng đẩy con rơi vào tình trạng cần phải nói dối khiến con sợ bị phạt hoặc cảm thấy hành động ấy vô cùng tội lỗi, đáng xấu hổ. Điều này đẩy con đến trạng thái cảm xúc tồi tệ, sợ hãi và muốn nói dối. Lời nói dối này chỉ để tránh bị phạt hoặc tránh cảm giác xấu hổ với hành vi vừa bị bắt gặp. Bạn nên vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm nghị trấn an con và khiến con không cảm thấy quá tức giận hoặc lo sợ. Con sẽ dễ dàng nhận lỗi. Đồng thời bạn nên động viên con để con có cảm giác tích cực, muốn sửa đổi lỗi lầm hơn là né tránh hoặc che dấu lỗi lầm bằng lời nói dối.
Phụ huynh hãy giao tiếp nhẹ nhàng để con dễ mở lòng và thành thật hơn
Độ tuổi đã quen dần với việc nói dối từ 7 – 8 tuổi
ở độ tuổi này, trẻ dễ hình thành thói quen nói dối và bớt cảm giác thấy sai trái khi mình nói dối hơn trước. Lý do có thể do các tác động từ môi trường, mọi người xung quanh. Khi trẻ thấy nhiều phụ huynh, giáo viên, bạn bè quanh chúng nói dối mà không bị sao cả. Dần dần chúng cảm thấy việc nói dối như là bình thường, hiển nhiên. Do đó ngoài việc làm gương không nói dối trước mặt trẻ, bạn còn cần định hướng cho trẻ rằng hành vi nói dối là hành vi không nên để chúng có sự phân biệt rõ ràng đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi không tốt.Cách xử lý khi trẻ nói dối ở độ tuổi này:
Người lớn nên tránh nói dối dù lời nói dối đó vô hại hoặc với mục đích không xấu để hình thái thói quen thật thà cho con. Hãy nhấn mạnh việc trung thực, thành thật là đức tính rất tốt, được nhiều người yêu mến và tin tưởng. Hành vi nói dối là xấu và không nên để con hiểu được nói dối là hoàn toàn không tốt từ đó trong bản thân con sẽ có chuẩn mực đúng hơn về cách suy nghĩ, cách nói để không nói dối nữa.
Từ 9 đến 12 tuổi là độ tuổi khó nói thật
Nếu cha mẹ không uốn nắn, ngăn chặn việc nói dối của con sớm, khi ở độ tuổi này, việc nói dối dễ trở thành thói quen xấu của con và rất khó để con không nói dối nữa. Cha mẹ nên xem xét cách phạt con khi con nói dối có thực sự phù hợp, phương pháp dạy đã đúng chưa vì chắc hẳn con rất sợ hình phạt ấy nên càng khiến chúng buộc phải nói dối nhiều hơn.
Cách xử lý:
Hãy giúp con hiểu cần có kỉ luật và trách nhiệm với việc con làm. Thành thật nhận lỗi và sửa đổi mới giúp con trưởng thành hơn và đáng tự hào về bản thân mình. Khi con cảm thấy việc thành thật khiến con có cảm giác thoải mái, tự do, được coi trọng hơn, thể hiện sự trưởng thành của chúng thì chúng sẽ không còn muốn nói dối nữa.
Tóm lại, nếu phát hiện ra việc con nói dối, bạn cần có biện pháp kịp thời, khéo léo và phù hợp để cải thiện tình hình, hạn chế phạt nặng con nhiều lần với lỗi này, hãy khích lệ con để con hiểu thành thật là đức tính tốt, đáng tự hào.