Bố mẹ hãy thay đổi
Bố mẹ hãy thay đổi, Với vai trò là người có trách nhiệm lớn nhất trong sự trưởng thành của trẻ, bố mẹ cần đặt ra những mục tiêu cho chính mình.
Đây cũng là cơ hội để bố mẹ sửa chữa những sai lầm trong cách dạy, giáo dục và đối xử với con cái trong năm cũ.
Những việc phạt đòn
Trong thời hiện đại, vẫn còn nhiều bố mẹ sử dụng hình phạt đánh đòn trẻ khi chúng không nghe lời. Cách dạy này thường không hiệu quả về lâu dài. Vì thế, bố mẹ không nên lạm dụng hình phạt này. Nhưng dù hiểu được việc này, đôi khi bạn cũng mắc sai lầm.
Có thể trong những lúc nóng nảy, bạn đã vô tình phá vỡ chính những điều luật mà mình đặt ra. Nếu đã từng sai lầm như vậy, hãy nghiêm khắc kiềm chế bản thân để ngừng hoàn toàn việc đánh phạt trẻ và tìm đến các giải pháp dạy con tốt hơn.
Nói lời điềm tĩnh
Bố mẹ nên biết cách kiềm chế cảm xúc cảu mình hơn. Có lẽ việc bố mẹ quát tháo con cái còn khá phổ biến. Đối với nhiều bậc cha mẹ có lẽ đây đã trở thành một thói quen, với nhiều người cách dạy con hũu hiệu nhất là làm cho chúng sợ và muốn vậy thì học phải “ ra lệnh”. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc quát tháo trẻ có thẻ để lại nhiều tác hại va hưởng không nhỏ đến hành vi của trẻ sau này. Vậy nên thay vì lớn tiếng, bạn háy nhẹ nhàng điềm đạm mà dạy dỗ con, bình tĩnh nhưng nghiêm nghị và cứng rắng.
Dạy trẻ hiểu hậu quả chứ không phải hình phạt
Khi trẻ làm một việc gì đó sai trái, hình phạt là một trong những điều đâu tiên mà hầu hết chúng ta đều nghĩ đến. Phổ biến nhất có thể kể đến bao gồm tước đi một số đặc quyền cảu trẻ hoặc thời gian, quà bánh,… Tuy nhiên, đây không hẳn là cách dạy trẻ con hiệu quả nhất. những điều này có thể làm tổn thương trẻ, gảim động lực để bé có thể sửa chữa hay làm tốt những việc khác. Tốt hơn bố mẹ nên dạy cho trẻ biết được hậu quả cũng việc làm sai và để trẻ tự sửa chữa hành vi của mình sau đó.
Ảnh mang tính minh họa
Không đe dọa hờ
Ở một cực trái ngược với các hình phạt là có không it cha mẹ thích dọa nạt bằng lời mà chả bao giờ thực hiện. nếu việc đó cứ tiếp tục trẻ sẽ lờn đi và dần chúng xem đó là việc bình thường. Dần những lừoi dọa nạt cảu bạn không còn hiệu quả nữa. Hãy một lần mạnh dạn áp dụng hình phạt đó cho trẻ nếu trẻ cố ý làm sai
Cải thiện tính kiên nhẫn
Dù bạn có áp dụng biện pháp nào thì con bạn cũng chỉ là một đứa trẻ nên nó cần thời gian để thích ứng và sửa đổi. Điều này đòi hỏi nhiều bậc cha mẹ phải kiên nhãn và không được mất bình tĩnh. Chưa kể đến mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng thích ứng và tiếp thu khác nhau, cũng như tốc độ trưởng thành, một điều cấm kị mà các bậc phụ huynh hay làm đó là so sánh bé với những đứa trẻ khác. Đoeef này sẽ khiến trẻ tự ti, mặc cảm và gây tổn thương sâu sắc mà bạn vẫn thường xem nhẹ. Bố me cần kiên nhẫn, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tự cải thiện chính mình.
Cùng con tận hưởng niềm vui
Việc dạy dỗ kĩ luật nghiêm khắc dường như không bao giò mang lại nièm vui cho cả hai phía. Chính vì thế, hãy khuyến khích, đặt ra giải thưởng cho bé mỗi khi trẻ sửa được một thói quen xấu hay làm được một điều gì đó thay vì hình phạt khi trẻ phạm sai lầm.