Bí kíp hay giúp bố mẹ xoa dịu cơn giận dữ của trẻ
Bí kíp hay giúp bố mẹ xoa dịu cơn giận dữ của trẻ. Nên làm gì khi trẻ bổng nhiên nổi giận, nổi cáu nếu không được sự đáp ứng theo đúng yêu cầu của trẻ? Vấn đề này đem đến không ít những phiền toái cho các ông bố bà mẹ.
Trẻ con phát triển rất nhanh và cũng không tránh khỏi các trường hợp trẻ thường hay thay đổi tâm sinh lý và do đó cá bé có biểu hiện hay cáu gắt hoặc nổi cơn thịnh nộ rất phổ biến hiện nay. Ở trường hợp này, cha mẹ cần có những cách hay bí quyết xử lý tình huống này thật thông minh để có thể kiềm chế được những cơn thịnh nộ, cáu gắt khó chịu của trẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được các nhà chuyên gia tâm lý tại các trường mầm non quốc tế khuyên chúng ta điều gì nhé.
Trẻ ở khoảng độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi thường có các biểu hiện như cáu gắt và thể hiện sự nóng giận trong cảm xúc và hành động của mình. Đối với các bé biết đi thì cách mà bé nổi giận thường là trở nên cáu gắt, khó chịu còn đối với những bé nhỏ hơn sẽ thường biểu hiện sự “ăn vạ” của mình nếu như không được người lớn thỏa mãn những yêu cầu của mình.
Những nguyên nhân thường dẫn đến những cơn thịnh nộ ở trẻ đó là: trẻ giận dữ vì không được đáp ứng thứ mà mình muốn hoặc trẻ trở nên muộn phiền vì bị làm tổn thương, xúc phạm. Từ đó trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể để thể hiện cơn thịnh nộ của mình như: gào thét, đám đá, nằm lăn ra đất, nín thở và quấy khóc là biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ.
Cách phòng tránh cơn giận dữ ở trẻ nhỏ
Cha mẹ hãy tham khảo một số cách dưới đây từ trường mầm non quốc tế để giáo dục trẻ cũng như xử lý những cơn thịnh nộ, giận dữ ở trẻ nhỏ:
- Hãy nhắc nhở trẻ ngay lập tức và đề cao đến sự kỷ luật cho trẻ có thể hiểu được
- Có sự khen thưởng đối với những trẻ có những thái độ đúng đắn để tạo thành thói quen tốt cho trẻ.
- Tốt nhất là hãy để những vật ra khỏi tầm nhìn hay sự chú ý của trẻ để làm giảm bớt cơn thịnh nộ hay sự tức giận của trẻ.
- Hãy làm bạn với trẻ, học cách để có thể trở thành bạn của trẻ để có thể hiểu được tâm lý trẻ em muốn gì và cần gì.
- Bạn hãy thử tìm hiểu nguyên nhân gây nên cơn thịnh nộ hay sự cáu gắt của bé, từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
- Hạn chế tối đa tạo cho bé có cảm giác xấu hổ vì hành vi cáu gắt hay tức giận của mình, bởi điều đỏ dễ tạo tâm lý xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Nếu trẻ yêu cầu bạn một thứ gì đó hay vòi vĩnh bạn điều gì đó, bjan hãy nên xem xét và cân nhắc thật kĩ lưỡng nhé.
- Nếu có thể, bạn hãy tìm cách để bé có thể giảm bớt hay tự kiểm soát và kiềm chế cơn tức giận, thịnh nộ của mình.
- Khi cơn thịnh nộ của trẻ xuất hiện, hãy tỏ ra thật bình tĩnh, tuyệt đối cha mẹ không nên nổi giận như vậy mọi chuyện sẽ trở nên càng tồi tệ hơn nữa và khó giải quyết hơn. Nếu bạn muốn lên tiếng thì hãy giữ giọng nói của mình thật trầm tĩnh và hành động hết sức chậm rãi.
- Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi cho cơn thịnh nộ của con qua đi: phớt lờ mọi hành vi và yêu cầu của con cho tới khi trẻ ngừng cáu gắt. Đừng để bé ngĩ rằng hành động nổi cơn thịnh nộ của con có thể thu hút toàn bộ sự chú ý của cha mẹ, từ đó có thể dễ hình thành thói quen xấu cho trẻ.
Nguồn: worldkids.edu.vn