Các mẹ đừng chủ quan khi con bị cúm
Các mẹ đừng chủ quan khi con bị cúm, Bệnh cảm cúm là loại bệnh xảy ra hàng năm và không chừa bất cứ một đối tượng nào cả. Trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm hàng đầu, chính vì vậy mà các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ việc trẻ bị cảm cúm.
Cứ tưởng chừng cảm cúm là một bệnh không gây nguy hiểm, thế nhưng nếu bị cảm cúm lâu ngày, không khỏi sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người. Đặc biệt là đối với trẻ em, cảm cúm cần được điều trị dứt điểm cũng như có những biện pháp phòng tránh để hạn chế gây ra những biến chứng đáng tiếc đối với các bé.
Nhiều mẹ xem thường bệnh cúm
Cảm cúm chính là một bệnh lý do một loại siêu vi trùng gây ra, bệnh cảm cúm thông thường sẽ có các biểu hiện như là chảy nước mũi, nghẹt mũi, đi kèm với các triệu chứng khác như toàn thân nhức mỏi cơ và sốt cao.
Một ví dụ điển hình mà chúng tôi vừa mới khảo sát được đó là ở trường hợp của chị Ngọc Hóa ngụ ở Ngọc Thụy – Long Biên thấy con gái hơn 2 tuổi của mình có những biểu hiện như nóng đầu, ho, sốt cao lên trên 39.5 độ C nhưng chị chỉ nghĩ rằng bé bị cảm lạnh thông thường, mấy ngày là khỏi nên không đưa đi bác sĩ mà chỉ cho bé uống thuốc mua ở ngoài. Tuy nhiên, tình trạng bé không những không thuyên giảm mà ngày càng chảy nước mũi càng nhiều, sốt li bì, mà không thấy đỡ. Lúc này chị mới đưa cháu đến viện khám, bác sĩ bảo rằng bé bị nhiễm vi rút cúm, nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Do đó cần lưu ý nếu như trẻ bị nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sốt cao, ho kéo dài khoảng 2 tuần thì cần có sự can thiệp của bác sĩ gấp.
Cảm cúm ở trẻ em – căn bệnh không thể lơ là
Thời tiết thay đổi bất thường càng làm cho các loại vi rút cúm có thể sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn. Trong đó các đối tượng là trẻ em có sức đề kháng kém do đó mà rất dễ bị mắc bệnh cảm cúm viêm mũi, viêm họng, khí phế quản… Bệnh cảm cúm được lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là các môi trường như mẫu giáo, trường học thì bệnh cảm cúm còn được phát tán rất nhanh và lây lan với tốc độ không thể kiểm soát được.
Khi trẻ em bị cảm cúm thì chắc chắn cần phải được điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cho bé súc miệng bằng nước muối pha loãng, đồng thời cần bổ sung nước cho các bé để bé không bị mất nước. Ngoài ra cần cung cấp một cách đầy đủ các loại chất dinh dưỡng với các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin như các loại súp, trái cây, rau quả…đồng thời hạn chế cho trẻ ăn những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Lưu ý rằng phụ huynh các bé không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh cho trẻ để không bị cúm là các bé cần được giữ ấm cơ thể, không để cơ thể trẻ bị lạnh, đồng thời luôn giữ vệ sinh cá nhân cho bé thật sạch sẽ. Nếu trẻ đang bị cảm cúm thì các mẹ nên sử dụng nước ấm để có thể vệ sinh cho trẻ, như vậy sẽ cân bằng được thân nhiệt cơ thể trẻ hơn. Cảm cúm là một loại bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, vì vậy mà các mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm tránh tình trạng lây bệnh cho trẻ nhé.