Sự ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến trẻ nhỏ
Sự ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến trẻ nhỏ mà bố mẹ cần chú ý. Thức ăn nhanh hay còn gọi là fast food, dùng để chỉ các loại thức ăn được chế biến và phục vụ thực khách một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Ngày nay, thức ăn nhanh là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại luôn bận rộn với công việc, nó giúp nhiều gia đình tiết kiệm thời gian nấu nướng. Nhưng chính vì cha mẹ quá lạm dụng các loại đồ ăn nhanh mà nhiều trẻ nhỏ đang bị béo phì và mắc các bệnh về tim mạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày.
Tại sao trẻ nhỏ lại mê thức ăn nhanh?
Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn các hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh do tính tiện lợi của nó. Từ đó trẻ nhỏ cũng dần hình thành thói quen với loại thức ăn nhanh này. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số lý do khiến trẻ mê đồ ăn nhanh như:
– Do bao bì hấp dẫn: Ngày càng có nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh với thiết kế hấp dẫn, bắt mắt, chỉ cần nhìn qua cũng đủ để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ.
– Đồ ăn nhanh gây kích thích vị giác: Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thức ăn nhanh đã nghiên cứu kỹ khẩu vị của khách hàng, chính vì vậy hầu hết các món ăn nhanh đều được chế biến với mùi vị thơm ngon, dễ gây nghiện, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
– Giá cả hợp túi tiền: Hàng tháng, tại các cửa hàng bán đồ ăn nhanh luôn diễn ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nên được nhiều gia đình lựa chọn đồ ăn nhanh là món ăn cuối tuần cho cả nhà. Vì vậy, trẻ nhỏ dần quen với việc sử dụng đồ ăn nhanh.
Những bất lợi của thức ăn nhanh
Bên cạnh những tiện ích của đồ ăn nhanh thì thức ăn nhanh cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ nhỏ. Đồ ăn nhanh chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, chỉ trong vòng 7 năm, số trẻ nhỏ thừa cân, béo phì tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 tăng gấp 3-4 lần.
So với trẻ có cân nặng bình thường, những trẻ bị béo phì sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý như:
– Dễ mắc các bệnh về tim mạch: Năng lượng trong mỗi món đồ ăn nhanh luôn nhiều hơn lượng calo trẻ cần nạp mỗi ngày. Thêm thói quen lười vận động sẽ càng gia tăng nguy cơ về bệnh tim mạch ở trẻ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết 70% trẻ thừa cân ít nhất có một về bệnh tim mạch.
– Dậy thì sớm: Trẻ nhỏ sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ dễ gây mất cân bằng nội tiết tố, là nguyên nhân chính dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.
– Trẻ dễ bị tự ti, thiếu tự tin: Với ngoại hình to lớn hơn so với bạn bè, hầu hết trẻ bị béo phì sẽ ngại giao tiếp, sống thu mình và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời trêu chọc từ bạn bè.
Ngoài tác hại lớn nhất là béo phì, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh khác như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, hen suyễn, sỏi thận hoặc nặng hơn là có nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Lựa chọn thức ăn nhanh cho trẻ theo cách tốt nhất
Đối với trẻ nhỏ, việc khuyên trẻ từ bỏ thói quen yêu thích chắc chắn là rất khó. Việc yêu cầu trẻ ngưng sử dụng thức ăn nhanh càng khó hơn. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây để hạn chế tốt nhất tác hại của đồ ăn nhanh:
– Một tuần trẻ chỉ cho trẻ ăn đồ ăn nhanh 1-2 lần và chọn khẩu phần vừa đủ.
– Chọn đồ ăn nhanh được chế biến bằng cách nướng thay vì chiên bằng dầu mỡ.
– Không cho trẻ ăn sandwich với nước xốt hoặc mayonnaise có sẵn kèm theo.
– Không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kèm với khoai tây chiên, bơ và các loại gia vị nhiều chất béo.
– Không nên cho trẻ dùng thức ăn nhanh kèm với các loại nước uống có gas.
Ngoài ra, thay vì ăn ngoài cửa hàng, cha mẹ cũng có thể chế biến thức ăn nhanh tại nhà. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh mà còn giúp kiểm soát thành phần dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn. Bên cạnh đó, cần thêm rau xanh, trái cây ăn kèm đồ ăn nhanh để bổ sung vitamin cho trẻ.