Phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé đúng cách

phat-trien-ky-nang-giao-tiep-cho-dung-cach

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé đúng cách. Giao tiếp là một hoạt động trao đổi thông tin giữa người với người. Tuy nhiên, tùy từng khả năng, kỹ năng của mỗi người mà họ có khả năng giao tiếp tốt hoặc không tốt. Dạy trẻ cách kỹ năng giao tiếp để trẻ biết các giao tiếp với từng đối tượng là một điều vô cùng quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua. Dưới đây là một số gợi ý cha mẹ nên tham khảo để phát triển khả năng giao tiếp của các bạn nhỏ

Lắng nghe lời con muốn nói

Kiên nhẫn lắng nghe lời con muốn nói là điều mà cha mẹ nên làm. Trẻ nhỏ khả năng diễn đạt và cách nói chuyện vẫn chưa được khéo léo, đôi khi còn khá chậm chạp và khó khăn khi muốn diễn đạt ý của bản thân mình. Vì vậy việc kiên nhẫn lắng nghe đồng thời chỉ cho con lỗi sai và cách khắc phục như thế nào là một điều cần thiết. Cha mẹ hãy tạo ra những tình huống để con có thể được nói chuyện và chia sẻ nhiều hơn, từ đó kết hợp dạy các kỹ năng sống cho bé thông qua những tình huống giả định như vậy…

phat-trien-ky-nang-giao-tiep-cho-dung-cach

Hãy cho con kể lại một câu  chuện thú vị nào đó, hay cha mẹ hãy gợi ý để con có thể chia sẻ về một ngày học tập của con trên trường diễn ra như thế nào. Sau đó cha mẹ hãy lắng nghe lời con kể, hãy luôn tập trung và lắng nghe lời con nói. Nếu quá trình diễn đạt còn vấp, khó nghe và dùng từ chưa đúng, cha mẹ hãy sửa lại cho bé và bắt bé nói lại đến khi nào thuần thục thì thôi. Lắng nghe là một cách thấu hiểu, là sự cảm thông, sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng những lời nói của mình được người khác tôn trọng và tin tưởng

Trò chuyện  bằng thái độ tôn trọng

Điều quan trọng để trẻ tự tin và thường xuyên giao tiếp với người lớn là luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với trẻ. Nếu trẻ muốn nói chuyện với bạn, hoặc bạn muốn nói chuyện với trẻ, hãy hướng đôi mắt của bạn vào gương mặt và đôi mắt trẻ. Hãy tạo cho con thấy sự bình đẳng như đang nói chuyện như hai người lớn. Bất kỳ một thái độ xem thường hay thờ ơ vì nghĩ trể là trẻ con đều ảnh hưởng tới sự mạnh dạn và tự tin giao tiếp với bố mẹ ở trẻ.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con. Hãy để con tự nói lên cảm xúc và ý kiến của mình, sau đó cha mẹ hãy từ từ khuyên nhủ và đưa ra cho bé  lời khuyên đâu là cái tốt, cái xấu và những điều nên làm. Hãy khuyến khích con bằng thái độ lắng nghe và đưa ra bình luận một cách tôn trọng, khách quan. Trẻ sẽ tự tin giao tiếp và giao tiếp bài bản hơn với bạn mỗi ngày.

Vô tư nói về bất kỳ câu chuyện nào

Tất cả mọi điều trong cuộc sống sẽ trở thành môt chủ đề thú vị trong cuộc giao tiếp. Hãy để cho trẻ thoải mái, hồn nhiên được đưa ra bất kì chủ đề nào mà trẻ thích. Nhiều cha mẹ vẫn hay e ngại và khó khăn khi nhắc đến những chủ đề nhạy cảm như giáo dục giới tình, ma túy, các tệ nạn xã hội. Thậm chí khi cùng nhau xem tivi, cha mẹ có thể cấm con hoặc tắt ngay tivi nếu bắt gặp các chủ đề đó.

Đó cũng là suy nghĩ và tâm lý chung của rất nhiều cha mẹ vì không muốn con biết. Tuy nhiên nếu cha mẹ càng làm như thế sẽ khiến trẻ  ngày càng tò mò hơn tới các chủ đề đó. Khi đó trẻ sẽ tự tìm hiểu, chủ động tiếp cận mọi kiến thức và cũng rất có thể khi đó trẻ sẽ hiểu thông tin theo một hướng sai lệch. Cha mẹ hãy đừng e ngại mà hãy chủ động tiếp cận và dạy cho con, giúp con tìm hiểu sâu hơn và hiểu hơn về các vấn đề đó.

Hãy chỉ cho con biết rằng đâu là cái xấu, cái tốt. Đâu là điều nên tránh không được làm. Có như vậy trẻ nhỏ mới cảm thấy thoải mái, hiểu được thực chất vấn đề . Cha mẹ hãy tôn trọng mọi quyết định của trẻ, hãy để cho trẻ không gian được lựa chọn, được suy nghĩ và quyền tự do ngôn luận.

Không áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của cha mẹ

Mỗi người có một quan điểm khác nhau về một vấn đề nhất định. Cha mẹ không thể áp đặt con phải cùng nhìn nhận và suy nghĩ như bạn. Hãy cứ để con nói chuyện, nói lên suy nghĩ và kết luận về một vấn đề nào đó. Thậm chí, hãy khuyến khích con tự nhận định, đánh giá vấn đề trước khi bạn đưa ra quan điểm của mình. Điều này sẽ rèn luyện cho con kỹ năng tổng hợp, đánh giá và có quan điểm riêng trong mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống.

Khả năng giao tiếp có vai trò quan trọng đánh giá khả năng của một con người. Cha mẹ hãy rút ra những bài học của riêng mình trong quá trình dạy con để bổ sung cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho trẻ, giúp trẻ tự tin, thoải mái nói lên chính kiến của bản thân. Nếu trẻ có khả năng giao tiếp tốt, cách ứng xử thông minh và nhạy bén, chắc chắn đó sẽ là một đứa trẻ sơm thành công và trưởng thành hơn trong cuộc sống

Trả lời