Những điều còn quan trọng hơn là thành tích học tập
Worldkids – Những điều còn quan trọng hơn là thành tích học tập tốt mà bố mẹ cần chú ý. Bất kỳ phụ huynh nào cũng muốn con mình đạt được thành tích tốt học tập. Nhưng thành tích học tập tốt không phải là tất cả, cũng không phải là điều duy nhất sẽ quyết định thành công trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Có rất nhiều việc khác mà nên làm tốt trước hết, đó chính là những thói quen để hình thành nhân cách tốt. Và cha mẹ nên là những người đồng hành để tạo nên những điều đó cho con. Dạy dỗ trẻ cũng là một việc rất quan trọng.
1. Giúp con luôn có tinh thần lạc quan
Một người hài hước sẽ là một người thông minh nhưng người thông minh chưa chắc đã hài hước. Hài hước là yếu tố được đánh giá rất cao trong ứng xử của con người trong giao tiếp, tạo ra sức hút đối với người khác. Trong khi giáo dục của nước trên thế giới chú ý đến điều đó thì ở Việt Nam chưa phổ biến khái niệm “dạy con sự hài hước”. Đó hoàn toàn không phải tố chất bẩm sinh, đó là một kỹ năng được rèn luyện và nâng cao mỗi ngày.
Những đứa trẻ hài hước thường có tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn. Khi gặp các vấn đề khó khăn trong học tập, trong giao tiếp cũng không hay phiền muộn và lo lắng. Ngược lại, những đứa trẻ thường xuyên lo lắng sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sinh lực khiến các bé không có tâm trạng để làm việc khác nữa.
Cha mẹ hãy là người làm gương về sự lạc quan và quyết tâm làm tốt việc của mình. Bé sẽ quan sát cha mẹ mỗi ngày để học học và làm theo. Thỉnh thoảng hay đưa em đi chơi, thay đổi không khí, làm giảm bớt áp lực lên các bé để cổ vũ tinh thần cho con.
2. Dạy trẻ thói quen giao tiếp lịch sự, nhã nhặn cho trẻ
Đầu tiên là dạy bé biết nói lời “vui lòng, cảm ơn, xin lỗi”. Dù từ trước đến giờ ông bà, cha mẹ không có thói quen đó thì hãy học cách để làm mới văn hóa giao tiếp cho phù hợp với hiện nay. Trẻ cần được học những điều đó từ trong gia đình sau đó mới học ngoài xã hội. Nói lời “cảm ơn, xin lỗi” là một thói quen lịch sự, cần thiết trong giao tiếp mà bất kỳ đứa trẻ nào bắt đầu học nói cũng có thể học rất nhanh.
Bạn có thể mua cho con nhiều quần áo đẹp, tạo cho con những kiểu tóc mới nhất nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn dạy trẻ nói nhỏ nhẹ nơi công cộng, cư xử lễ phép khi gặp người lớn, biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết nói lời xin lỗi khi làm sai, biết giúp đỡ người già, biết quan tâm hỏi han khi người thân bị ốm, …
Bé có các kỹ năng ứng xử tốt sẽ tự tin hơn, làm việc gì cũng mạnh dạn, sáng tạo. Đó cũng là một trong các yếu tố để quyết định thành công.
3.Dạy trẻ về lòng biết ơn
Nếu trẻ được dạy về lòng biết ơn, trẻ sẽ hiểu về tính trách nhiệm, sự chịu trách nhiệm cho hành vi. Từ đó dẫn đến sự cố gắng thực hiện và hoàn thành công việc của mình. Trẻ hiểu được cha mẹ vất vả lao động thì trẻ sẽ ngoan ngoãn và luôn cố gắng học tập. Trẻ hiểu được ông bà đã vất vả như thế nào thì sẽ có cách ứng xử tốt với người già.
Muốn trẻ hiểu được lòng biết ơn, cha mẹ hãy dạy cho trẻ từ những bài học nhỏ nhất. Đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện về tình cảm gia đình, nhấn mạnh những bài học về lòng biết ơn. Tâm sự, nói chuyện với trẻ về những điều cha mẹ làm hàng ngày để trẻ hiểu về công việc của cha mẹ. Cùng trẻ về thăm ông bà, họ hàng thường xuyên hơn để trẻ hiểu những việc làm thực tế. Mỗi ngày khuyến khích trẻ giúp mẹ nhặt rau, giúp bà tưới cây, trông em, tự vệ sinh phòng mình, luôn luôn mở cửa xe cho em trước,…
4. Dạy trẻ về sự bao dung, cảm thông
Đừng nhìn người khác hằn học. Nếu họ tốt thì mừng cho họ, nếu họ chưa tốt thì không được phán xét. Người khác suy nghĩ không giống mình không có nghĩa là họ sai. Họ chỉ suy nghĩ theo một cách khác mà thôi. Đó chính là tôn trọng sự khác biệt mà cần phải dạy cho trẻ.
Động viên trẻ chia sẻ đồ chơi cùng anh chị em, cùng bạn bè, chia sẻ đồ ăn với đứa em nhỏ tuổi hơn. Nếu bé ra khỏi nhà đi dự tiệc sinh nhật bạn, hãy nói bé mang về vài chiếc kẹo cho chị hoặc em ở nhà. Đó là những việc làm đơn giản nhưng khá dễ dàng để bé có thói quen chia sẻ, quan tâm.
Giao cho trẻ việc chăm sóc một con vật nuôi. Vật nuôi sẽ khiến bé vui vẻ hơn vì có bạn hơn nữa, khoa học đã chứng minh rằng vật nuôi khiến trẻ tự tin, biết cách chăm sóc và quan tâm đến những điều khác ngoài bản thân mình.
Đưa bé đi làm một số việc thiện nguyện ở các làng trẻ mồ côi, những người già neo đơn hoặc những mảnh đời bất hạnh. Bé sẽ hiểu hơn về ý nghĩa những điều mình có, học được cách chia sẻ với người khác.
5. Dạy con bảo vệ bản thân
Hãy cho con những cảnh báo: nếu người lạ gọi con đi theo thì con không được đi theo và phải báo với cô giáo, không được cho bất kỳ ai động chạm vào vùng kín, nếu ai đánh con thì phải nói với cha mẹ, đi qua đường thì phải nhìn đèn bào, nếu lạc đường thì tìm người đáng tin đọc số điện thoại của cha mẹ, nếu qua đường không được thì nhờ chú cảnh sát giao thông giúp,…
6. Dạy con cách tiêu tiền
Bé chưa thể tính toán chính xác nhưng hãy tập cho bé một số thói quen. Ví dụ nếu bé muốn mua đồ chơi hãy hỏi bé xem đồ chơi này đã có chưa, nếu có rồi đừng mua nữa, hoặc con có thể chơi nhiều đồ chơi khác ở nhà,… đừng nuông chiều bé quá.
Nếu bé muốn một đồ chơi hay thỏa thuận bé đạt được điều gì đó để tích góp điểm đổi thành tiền mua đồ chơi.
Trước khi đi siêu thị hãy lên danh sách những đồ cần mua, nhất quyết không mua những đồ không có trong danh sách.
Nguồn: Worldkids.edu.vn