LÝ DO CÁC EM BÉ NHẬT BẢN KHÔNG BAO GIỜ ‘ĂN VẠ’
Trẻ em Nhật Bản không bao giờ “ăn vạ” với sự giáo dục đặc biệt từ các ông bố bà mẹ.
Người Nhật nổi tiếng toàn châu Á và thế giới bởi sự tiến bộ vượt bậc từng ngày trong tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế tới xã hội, đặc biệt là giáo dục con trẻ.
Bài viết dưới đây chia sẻ những bí quyết quan trọng trong cách nuôi dạy con của các ông bố bà mẹ Nhật Bản nhằm dạy dỗ trẻ biết ứng xử văn mình, không ăn vạ hay mè nheo trong mọi trường hợp.
Các du khách khi tới Nhật Bản sẽ phải trầm trồ bởi trẻ em ở đây không bao giờ “ăn vạ”. Lý do là bởi người Nhật biết được rằng trẻ em gào khóc, mè nheo là để thu hút sự chú ý từ họ, thế nên họ không bao giờ để con phải sống trong cảnh thiếu thống tình thương yêu, sự quan tâm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến con cái của mình dù có bận rộn tới đâu.
Người Nhật Bản không thuê người giúp việc, vợ chồng phải san sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái cùng nhau, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con từ nhỏ. Theo truyền thống của đất nước mặt trời mọc, bố mẹ phải trông con cẩn thận, không được để con lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm.
Từ xa xưa, nhiều bà mẹ Nhật thường địu con bên mình và thời nay cũng luôn cố gắng để trò chuyện, giải thích mọi điều cho trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện và cảm nhận được vai trò của mình trong hoạt động đời sống hằng ngày ngay từ khi còn nhỏ. Vì thế, trẻ nhỏ luôn biết nói trước khi biết đi.
Trẻ em Nhật Bản không bao giờ ăn vạ và cư xử rất văn minh
Các bậc cha mẹ thường thích nuôi dạy con hơn là gửi ở nhà trẻ, thế nên ba năm đầu đời, trẻ luôn được giáo dục tại gia đình chứ không phụ thuộc vào trường học và ông bà cũng hạn chế trong việc chăm cháu.
Người Nhật quan niệm rằng, chính những năm đầu đời là thời gian tốt nhất để hình thành nhân cách cho trẻ, vì thế trẻ phải được dạy về cách điều khiển cảm xúc của mình và để ý tới cảm xúc của người khác. Đặc biệt, trẻ còn phải chú ý tới các đồ vật trong nhà, chẳng hạn, khi bé đạp hỏng đồ chơi oto thì người mẹ sẽ khuyên bảo con bằng câu nói: “ Xem con vừa làm gì kìa, bạn ôtô đang đâu đấy!”
Một nhân cách tốt hình thành từ việc giáo dục từ cha và mẹ chứ không chỉ đơn thuần từ một phía. Ở Nhật, các ông bố phải sẵn sàng dành nhiều thời gian nhất cho gia đình song song với làm việc kiếm tiền. Trẻ em được sống trong tình thương yêu, dạy dỗ và quan tâm từ cha mẹ bằng cách tránh la mắng, không sử dụng các hình phạt kiểu sỉ nhục, để cho trẻ tự nhận ra việc mình làm gây ra điều phiền lòng cho bố mẹ và hối lỗi.
Từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được dạy về giá trị của việc ứng xử văn minh, không làm phiền tới người khác và mong đợi mọi người cũng đáp lại bằng sự tử tế, tránh việc sử dụng bạo lực làm ảnh hưởng tới tâm trí non nớt của trẻ, gây ra hậu quả xấu sau này. Thay vào đó, người ta thể hiện sự không hài lòng chỉ bằng vẻ mặt, giọng điệu để trẻ giải mã được những thông điệp ngầm mà bố mẹ muốn trẻ hiểu và trẻ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình.
Trẻ em Nhật Bản luôn có tính tự lập từ rất sớm
Nhật Bản luôn chú trọng trong việc xây dựng nhân cách của con người, đặc biệt là giáo dục cho thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai. Họ hiểu rằng, trẻ em sẽ không ăn vạ bởi các em không bao giờ thấy thiếu thốn sự chăm sóc và tình yêu của bố mẹ. Bên cạnh đó, trẻ cũng được học các nguyên tắc sống trong một xã hội cộng đồng, và cách dạy này tạo ra những công dân yêu nước, tuân thủ kỷ luật và sống có trách nhiệm.
Nguồn: Worldkids