Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
1.Bạn hiểu gì về chứng khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3?
Trong Thuyết tâm lý xã hội, sự khủng hoảng tâm lý là một trong những khái niệm đầu tiên và được nhắc đến kỹ càng nhất. Theo thuyết này, trong cuộc đời con người có trải qua đến 8 giai đoạn khủng hoảng tâm lý khác nhau:
Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 là biểu hiện tâm lý tất yếu của con người
- Giai đoạn đầu tiên: Từ khi trẻ sinh ra cho đến khi 1 tuổi rưỡi
- Giai đoạn thứ hai: Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi
- Giai đoạn thứ ba: Từ 3 tuổi đến 6 tuổi
- Giai đoạn thứ tư: Từ 6 tuổi đến 12 tuổi
- Giai đoạn thứ năm: Ở tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 20 tuổi
- Giai đoạn thứ sáu: Từ 20 đến 35 tuổi
- Giai đoạn thứ bảy: giai đoạn trung niên từ 35 tuổi đến 60 tuổi
- Giai đoạn thứ tám: Cao niên từ 60 tuổi trở lên.
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 là giai đoạn mà trẻ có được nhiều nhu cầu về cuộc sống hơn, nhưng lại chưa đủ năng lực để đáp ứng những nhu cầu ấy, từ đó dẫn đến sự hoài nghi về mặt tình cảm. Đây được xem là giai đoạn tất yếu của mỗi người.
Nguyên nhân và biểu hiện thường thấy của việc khủng hoảng tuổi lên 3:
Khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có được sự nhận thức về thế giới xung quanh. Thông qua quan sát, bé sẽ mơ hồ nhìn nhận được những việc của người lớn và mong muốn được làm những việc ấy. Tuy nhiên, sự hạn chế trong ngôn ngữ cùng nhiều nguyên nhân khác khiến bé không thể đáp ứng được mong muốn của bản thân. Từ đó gây ức chế thần kinh và dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Thêm vào đó, trẻ cũng đã bắt đầu đến trường nên việc khủng hoảng sẽ còn diễn ra tồi tệ hơn.
Bạn nên quan sát những biểu hiện bất thường của con khi lên 3 tuổi
Biểu hiện thường thấy nhất của việc khủng hoảng tuổi lên 3:
- Trẻ có phản ứng tiêu cực với mọi thứ xung quanh
- Trẻ bướng bỉnh và không chịu hợp tác
- Trẻ cố gắng chống lại các quy tắc một cách ngoan cố
- Có xu hướng bạo động như la hét ầm ĩ, đập phá đồ,..
- Đòi hỏi cha mẹ làm theo những thứ mình thích.
Bậc cha mẹ nên làm gì để giúp con mình vượt qua việc khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3:
Khi nhận thức được tình trạng khủng hoảng của bé, bạn hãy có được một cái nhìn khác hơn khi con quấy khóc hay bướng bỉnh, đừng cho rằng bé đang hỗn và không nghe lời mình.
Không sử dụng những biện pháp vũ lực hay đe dọa vũ lực để đàn áp bé. Điều này vừa gây nên những tổn thương tinh thần, vừa không khiến cho bé dừng lại hành động của mình.
Không nuông chiều bé quá mức. Trước khi đáp ứng nhu cầu của bé, bạn cần phải đưa ra điều kiện để bé biết rằng, nếu muốn có được một thứ gì đó, bản thân phải đánh đổi và không phải cái gì cũng có được dễ dàng.
Tâm sự với bé nhiều hơn.Tạo ra một môi trường phù hợp để trẻ có thể làm được những điều mà trẻ mong muốn, trong giới hạn đặt ra của bạn.
Làm cho bé bình tâm lại khi bé giận dữ bằng cách ôm chặt bé vào lòng và xoa dịu chúng. Cho bé được tham gia những trò chơi ở bên ngoài để rèn luyện sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, đồng thời, cho bé đóng vai bác sĩ để bé có được cơ hội thể hiện tình cảm và sự quan tâm với những người xung quanh.
Tại trường mầm non, bé cũng sẽ có được sự học hỏi một cách tốt nhất để vượt qua việc khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3. Đồng thời, chuẩn bị được hành trang tâm lý cho những đoạn đường tiếp theo của cuộc đời.