Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì?
Khi mang thai, các mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng để nuôi mẹ và bé. Tuy nhiên, sẽ có một số loại thực phẩm kiêng kị các mẹ cần lưu ý để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.
Bài viết dưới đây, xin chia sẻ đến các mẹ Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì? Trong suốt quá trình mang thai các mẹ nhé!
1. Nhóm thịt, hải sản và các chế phẩm từ thịt và cá
Đây là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhất cho mẹ và bé. Trong nhóm thực phẩm này sẽ có một số lưu ý và một số loại thực phẩm không tốt cho mẹ bầu, nhất là những tháng đầu của thai kỳ.
– Thịt không được nấu chính, thịt xông khói: những loại thịt tái, sống chứa rất nhiều vi khuẩn, toxoplasma gây hại. Các loại thực phẩm này dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các loại thực phẩm khác. Nếu mẹ bầu thực sự thích ăn thì nên chế biến một cách cẩn thận và chỉ nên ăn rất ít, hạn chế tối đa. Ngoài các loại thịt tái, sống thì các chế phẩm khác từ thịt như xúc xích, thực phẩm đông lạnh, thịt nguội, thịt xông khói cũng không tốt cho phụ nữ đang mang thai.
– Hải sản tươi sống hoặc tái: những món hải sản tái, sống chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là loại thực phẩm ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gấy hại. Đặc biệt, đối với mẹ bầu lại là loại thực phẩm gây hại, chúng chứa một lượng lớn vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm đến thai nhi. Mặc dù mẹ rất thích các món như hàu tái, tôm sống,… thì cũng không nên ăn những món này trong thời kỳ mang thai.
– Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: cá có nhiều nhóm và nhiều loại, cá từ biển có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein và acid béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ và thị lực thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 340g/ tuần. Tuy nhiên, sẽ có một số loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá kình,… Thế nên khi ăn bất kì loại cá nào, mẹ nên tìm hiểu kỹ hàm lượng thủy ngân chứa trong cá mẹ nhé! Đối với những loại cá chứa nhiều thủy ngân được đóng hộp thì mẹ cũng không nên ăn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Ngoài những loại cá trên, các loại cá như cá cơm, cá hồi, tôm, cá minh thái, cá rô phi,… vẫn cung cấp đủ hàm lượng protein và omega-3, ít thủy ngân và không gây hại cho thai nhi.
– Cá sống: tương tự như thịt và hải sản sống, những món cá sống như sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho thai nhi. Trong các món cá sống lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Và dĩ nhiên, món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu, mẹ nên lưu ý nhé!
– Cua và các chế phẩm từ cua: cua chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn và đa dạng, tuy nhiên lại không tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol trong cua khá cao cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Ăn cua trong giai đoạn này có thể khiến mẹ gặp tình trạng co thắt tử cung, xuất huyết trong, sinh non và thậm chí bị lưu thai.
– Trứng sống: mẹ bầu cần tránh các món món salad Caesar hay các món trứng óp la sống. Vì trứng sống chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm độc sẽ gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh trứng sống thì các loại sốt mayonnaise cũng nên được hạn chế tối đa.
2. Nhóm các loại rau củ quả
Tạo sao lại kiêng kỵ các loại rau củ quả trong giai đoạn này? Ngoài việc cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ thì nhóm thực phẩm này có nguy cơ gây hại đến mẹ và bé vì dung lượng thuốc trừ sâu hay các loại vi khuẩn, sán có trong rau củ quả nếu ăn sống đều rất không tốt cho phụ nữ mang thai. Thế nên, mẹ cần đảm bảo các loại trái cây, rau củ quả luôn sạch, được sơ chế và ngâm rửa nước muối kĩ càng. Đối với những loại nước ép hay sinh tố mẹ nên chế biếng tại nhà để giảm thiểu tối đa những loại vi khuẩn gây hại.
Sau đây là một số loại rau của quả mẹ không nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
– Rau ngót: món canh quá quen thuộc với mọi gia đình, canh rau ngót giàu Vitamin, sắt và chất xơ nhưng trong rau ngót có chứa Papaverin có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp, giãn cơ trơn. Nếu phụ nữ đang mang thai ăn nhiều rau ngót có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai do co thắt cổ tử cung. Ngoài ra, rau ngót còn cản trở sự hấp thu canxi và photpho vào cơ thể mẹ và có thể dẫn đến các tác hại phụ như mất ngủ, khó thở và ăn uống kém.
– Chùm ngây: chùm ngây cùng họ với rau ngót, đây là loại rau chứa giá trị dinh dưỡng lớn, giúp bổ sung sắt, kali và nhiều loại vitamin. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau khiến các bạn trẻ khó mang thai vì alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai. Đối với mẹ bầu, rau chùm ngây có chứa alpha sitosterol sẽ gây nguy cơ gây sảy thai và không tốt cho mẹ.
– Khổ qua: trong 3 tháng đầu mang thai mẹ không nên ăn khổ qua, vì quả khổ qua có chứa Monodicine và Quinin kích thích co bóp tử cung nên mẹ bầu khi ăn rất dễ bị sảy thai và nguy cơ sinh non rất cao. Bên cạnh đó, khổ qua cũng có thể gây thiếu máu – và biểu hiện sẽ dẫn đến sốt, đau đầu, khó chịu và nguy cơ hôn mê rất cao.
– Dứa: Enzyme Bromelain có trong dứa có thể phá vỡ protein, làm mềm tử cung và gây những cơn co thắt khi mang thai. Vì thế mẹ không nên ăn dứa ở khoảng thời gian đầu của thai kỳ vì có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu mẹ nên ăn bổ sung dứa vì dứa mang đến rất nhiều những công dụng hữu ích rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
– Đu đủ xanh: đu đủ xanh có chứa chất papain có khả năng gây co thắt tử cung, sảy thai, sinh non và không tốt cho thai nhi thế nên mẹ cần tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh vào 3 tháng đầu mang thai. Ngược lại với đu đủ xanh thì đu đủ chín lại rất tốt bởi nó chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé như Vitamin A, Choline, Folate, Kali, Vitamin B, C, beta-carotene,…
– Dưa muối: đây là món ăn kèm rất được nhiều người ưa thích vì tính dễ ăn và giúp dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, món dưa muối này lại tiềm ẩn một số vi sinh vật tác động lên men rau củ và muối, cùng với đó là quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit. Chất này nếu ăn vào sẽ gây hại cho mẹ bầu và bé.
– Rau răm: đây là loại rau có tính nóng và đa số mọi người đều biết đến đây là loại rau có thể gây phá thai. Thế nên trong 3 tháng đầu tiên, lúc này thai nhi chưa phát triển ổn định việc sử dụng sẽ khiến thành tử cung sẽ bị kích thích dẫn đến co bóp, có khả năng sảy thai rất cao. Sau 3 tháng đầu, các mẹ có thể sử dụng rau răm nhưng chỉ nên ăn khoảng 50g/ tuần và mỗi lẫn ăn 2-3 cọng.
3. Nhóm các loại đồ uống
Bên cạnh những loại đồ uống tốt cho sức khỏe, mẹ cần tránh xa những loại đồ uống chứa cồn và caffeine mẹ nhé!
– Cafe và những loại thức uống có chứa caffeine: Caffeine được biết đến là chất kích thích hệ thần kinh, giúp con người tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Mẹ bầu vốn đang mang thai sẽ rất khó chịu và khó ngủ, việc sử dụn Caffeine sẽ gây rối loạn và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn đi qua nhau thai đến thai nhi và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé.
– Rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn: những loại thức uống này gây tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của mẹ, cũng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi.
Đang trong quá trình mang thai chắc hẳn các mẹ bầu đều thèm ăn rất nhiều thứ, nhưng để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ nên tìm hiểu và thay những món ăn mình cảm thấy thèm sang một món ăn bổ dưỡng hơn mẹ nhé! Chúc mẹ bầu và bé luôn khỏe mạnh!
Ông Nguyễn Xuân Thời sáng lập Worldkids vào năm 2010 với tầm nhìn trở thành Hệ thống Trường Mầm Non chất lượng quốc tế dẫn đầu tại Việt Nam và khu vực. Với sứ mệnh mang đến dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất với chi phí hợp lý, nhằm tạo cơ hội cho tất cả các em bé trong mọi tầng lớp gia đình có thể được thừa hưởng môi trường học tập quốc tế.