Những lưu ý khi trị ho cho trẻ nhỏ
Nếu trẻ nhà bạn bị ho thì bố mẹ hãy lưu ý giữ ấm và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Đừng nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ho và thốc chống dị ứng khi chưa có chỉ định của bạn sỹ.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cho bé dễ bị ho kèm theo sốt và sổ mũi. Và khi mắc phải triệu chứng này sẽ khiến bé bị mệt mỏi, giật mình thức giấc khi tới cơn ho hay thậm chí là ói và trào sữa… Việc này làm cho bố mẹ lo lắng và dẫn đến xử lý sai làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng. Trong bài viết này là một số lưu ý để bố mẹ chăm sóc khi bé bị ho.
Hạn chế các thuốc kháng sinh
Có đến 85 – 95% triệu chứng ho do các loại virus gây ra và trong các trường hợp này thì thuốc kháng sinh càng làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ, còn nếu lạm dụng có thể dẫn tới các tình trạng rối loạn đường ruột, nhiễm độc thận, gan,… Đặc biệt, nếu lạm dụng quá mức thì vi khuẩn sẽ càng phát triển mạnh và khó kháng hơn.
Thận trọng khi mua thuốc ho ngoài tiệm
Phản ứng để tống các chất tiết hay dị vật ra khỏi cơ thể là ho. Vì thế, khi bé nhà bạn bị ho cũng đừng nên nôn nóng vội vàng mua các loại thuốc ho ngoài các tiệm thuốc. Với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng thuốc có chỉ định của bác sỹ nhi khoa.
Sử dụng các dược liệu thiên nhiên
Trẻ nhỏ có thể gặp nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị ho mua ngoài tiệm, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi. Bố mẹ có thể trị ho cho trẻ bằng các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như húng chanh, gừng, bạc hà,… để điều trị các triệu chứng ho cho trẻ. Các loại thảo dược có tính năng giảm đờm, giảm ho, kháng khuẩn, trị viêm lợi… và hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ.
Giữ ấm và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Các triệu chứng ho, sốt, viêm họng,.. lâu ngày có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu mẹ giữ ấm cơ thể và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ thì bệnh ho do virus sẽ tự khỏi sau khoảng từ 5 – 7 ngày.
Để giữ ấm, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, mặc ấm và choàng khăn lên cổ, mang vớ, găng tay và đội mũ giữ ấm khi cho bé ra ngoài, khi ngủ phải đắp chăn. Để tránh mất nước cho cơ thể bạn cũng nên cho bé uống sữa ấm, nước gừng, nước lọc và nước hoa quả… Ngoài ra, bạn cũng cần dùng nước muối sinh lý nhỏ đều vào hai bên lỗ mũi sau 30 phút mỗi lần.
Khi trẻ bị ho, bố mẹ cũng cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, chất kẽm và sắc như thịt gà, bò, trứng và rau có màu xanh, đỏ… Tránh các loại thức ăn có mùi khó chịu vì như thế dễ gây ho, ói.
Thăm khám bác sỹ nhi khoa
Khi trẻ bị ho, bỏ ăn hoặc bỏ bú, sốt cao liên tục thì tốt nhất bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp các bác sỹ nhi khoa. Vì như thế sẽ tốt cho trẻ và tránh bị thêm trầm trọng khi mua thuốc khi không có chỉ định.
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu khiến bé dễ bị ho khi tiết trời thay đổi. Bài viết này đã cung cấp các thông tin để bố mẹ tránh được các tình trạng xử lý sai cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh.