Điểm danh một số hành động dạy trẻ sai cách của cha mẹ việt
Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ sẽ không tránh khỏi có đôi lúc không đúng với trẻ, khiến bé hiểu nhầm ý của người lớn và thực hành sai. Nếu không chấn chỉnh kịp thời e sẽ để lại hậu quả đáng tiếc cho tư duy của bé, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai và hạnh phúc sau này của con.
Đừng dùng ngôn từ thô tục
Nên nói với trẻ là “đi vệ sinh” chứ không nói là “đi đái, đi ỉa, đi bô…” trước mặt người khác. Thậm chí là trẻ đánh bủm cũng không nên bàn tán.
Đừng “vâng, dạ, ạ” khi nói chuyện với trẻ
Vốn dĩ những từ ngữ “vâng, dạ, ạ” trong tiếng Việt là chỉ cho chúng ta dùng với những người lớn tuổi hơn mình.
Nhưng nay một số cha mẹ lại dùng từ đó với bé nhà mình, nhằm muốn con học hỏi và làm theo. Hành động này sẽ làm trẻ hoang mang và dùng những từ ngữ đó một cách vô tội vạ, gặp ai cũng nói, bất kể trên dưới.
Do đó, bạn chỉ nên nói những từ này với cha mẹ, ông bà mình để bé nghe thấy, nhìn thấy và học theo. Từ đó, bé sẽ biết cách giao tiếp một cách lịch sự với chính cha mẹ và anh chị em mình.
Đừng bắt trẻ “Ạ đi” rồi mới cho cái này cái kia
Ạ là thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trong khi đó, trẻ yêu thương mọi người vô điều kiện, mà phải “ạ” mới được cho cái này cái kia.
Nghe thôi đã thấy phi lý rồi đúng không? Như vậy có phải là bạn đang dạy trẻ rằng mọi thứ đều phải có điều kiện đó sao. Vậy nếu một ngày nào đó, bé cũng ra điều kiện với bạn rằng “Mẹ phải mua cho con con búp bê này, không thôi là con không yêu mẹ nữa!” thì bạn sẽ nghĩ như thế nào?!
Đừng dùng từ tiêu cực với trẻ
Trẻ con hay khám phá để tìm hiểu, tự mình vượt ra khỏi ranh giới để kiểm nghiệm điều đó có đúng như người lớn hay nói không. Tuy nhiên, nhiều người lớn không hiểu nên cứ nói rằng “Con hư lắm!” nên đã vô tình tạo vết sẹo trong tâm hồn trẻ thơ.
Đừng đặt mình ở vị trí cao hơn trẻ
Vì quan điểm truyền thống mà nhiều cha mẹ Việt Nam vẫn quen dùng “mệnh lệnh” với con thay cho lời nhắc nhở. Hành động này sẽ khiến trẻ sợ và chưa chắc gì đã có tình răn đe cao. Vậy sao bạn không đổi cách nói chuyện của mình thành những câu mang tính nhắc nhở nhẹ nhàng hơn?!
Ví dụ: thay vì bạn thường nói “Ai cho con nhảy lên giường như thế?!” thì có thể đổi thành “giường là nơi để nằm con à!”, hoặc “có ngừng ném đồ chơi lại không thì bảo?!” thì có thể đổi thành “lê gô là để xếp hình, con muốn ném thì dùng bóng rổ”…
Đừng suy nghĩ tiêu cực
Nếu bạn làm quá vấn đề lên sẽ khiến trẻ nghĩ rằng, hành động vừa rồi thật đáng trách. Bé sẽ tự ti và trách mình ngu ngốc. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, hãy nói chuyện theo hướng tích cực, để động viên và “nói giảm nói tránh” về tác hại mà bé vừa gây ra nhé!
Đừng ra lệnh
Bằng cách nhẹ nhàng phân tích, nói rõ cho con hiểu, bạn sẽ rèn luyện được tư duy logic và ghi nhớ của trẻ. Điều này tuyệt vời hơn gấp trăm lần việc bạn ra lệnh cho con.
Ví dụ: Thay vì nói “Bố nói con có nghe không?” đổi lại thành “hành động vừa rồi là không đẹp mắt, không đáng mặt nam nhi và điều đó sẽ làm cho bố buồn đấy con trai ạ!”…
Bài viết vừa nêu ra một số những sai lầm trong cách giao tiếp và cư xử hàng ngày giữa người lớn và trẻ em. Giúp bạn nhìn lại chính mình, nhìn lại phương pháp giáo dục con của mình và có cách điều chỉnh cho phù hợp hơn. Mọi chi tiết về bài viết xin quý khách vui lòng liên hệ về cho chúng tôi theo số hotline để được tư vấn thêm!
Ông Nguyễn Xuân Thời sáng lập Worldkids vào năm 2010 với tầm nhìn trở thành Hệ thống Trường Mầm Non chất lượng quốc tế dẫn đầu tại Việt Nam và khu vực. Với sứ mệnh mang đến dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất với chi phí hợp lý, nhằm tạo cơ hội cho tất cả các em bé trong mọi tầng lớp gia đình có thể được thừa hưởng môi trường học tập quốc tế.