Dạy con nhận lỗi và nói lời xin lỗi
Dạy con nhận lỗi và nói lời xin lỗi một cách thành thật, chân thành nhất và hình thành thói quen tốt cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.
Lời xin lỗi là điều cần thiết khi bé làm sai một điều gì đó để bé nhận thức được việc mình làm và tránh lặp lại. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng muốn nói lời xin lỗi, có thể là do lúng túng hoặc lo sợ.
Vì vậy, việc dạy con nhận lỗi và xin lỗi cũng rất quan trọng trong khi giáo dục trẻ. Để làm được điều này, cha mẹ phải làm gương cho bé, giúp bé học được khi mình làm và thực hiện theo.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bố mẹ dạy con nói lời xin lỗi hiệu quả:
Bạn phải xin lỗi khi bạn làm sai điều gì
Nếu muốn bé học theo thì bạn phải xin lỗi tất cả mọi người khi bạn làm sai điều gì với họ, kể cả đối với bé mấy tháng tuổi nhà bạn. Đi kèm theo đó là lời lý giải để cho bé hiểu được là vì sao cha mẹ phải xin lỗi. Và tùy thuộc vào độ tuổi của bé, bạn có thể đưa ra những lý do dễ hiểu nhất về việc mình xin lỗi. Từ đó giúp bé nhận ra được giá trị, tầm quan trọng và cần thiết của lời xin lỗi trong cuộc sống.
Dạy bé phân biệt điều đúng – điều sai
Luôn nhất quán trong việc dạy con để trẻ có ý thức về điều đúng – điều sia và không nên nói suông mà phải hành động làm gương cho trẻ. Điều này giúp trẻ hình thành phản xạ có điều kiện là biết nhận sai và xin lỗi khi mình làm điều gì đó không đúng, để hình thành nhân cách tốt cho trẻ.
Dạy con nhận lỗi và nói lời xin lỗi
Hướng dẫn bé nhận lỗi
Tuyệt đối không được ép buộc bé nhận lỗi mà thay vào đó là khuyến khích, dỗ ngọt bé để bé chịu xin lỗi. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói chuyện với bé, hướng dẫn bé trong việc tìm từ để nói khi mắc lỗi như “ Con buồn vì đã làm hỏng đồ chơi của em”, “Con không cố ý làm vỡ cốc”,…thay cho lời xin lỗi.
Dạy bé xin lỗi chân thành
Hãy dạy bé cách để nói ra một lời xin lỗi chân thành, xuất phát từ việc nhận ra lỗi lầm của mình đã gây ra những hậu quả gì, rồi nhìn thằng vào người đối diện, nói lời xin lỗi rõ ràng, chân thật. Không nên dạy bé nói qua loa cho có lệ, không xuất phát từ trái tim mà chỉ là một lời nói trống rộng. Bạn có thể giảng giải về lỗi của bé để cho bé biết lỗi của mình và bé sẽ dễ dàng hơn khi xin lỗi.
Dạy bé những trường hợp giả định
Dạy bé những trường hợp nào nên xin lỗi và trường hợp nào thì không cần thiết phải xin lỗi.
Ví dụ: Cùng bé chơi các hoạt động, nếu bé giẫm vào chân mẹ thì mẹ phải giải thích cho bé biết lời xin lỗi trong hoàn cảnh này có cần thiết hay không.
Việc dạy dỗ trẻ phải tiến hành từ những năm đầu đời để hình thành nhân cách tốt cho trẻ ngay lúc còn nhỏ. Tại những trường mầm non quốc tế, các giáo viên thường dạy trẻ rất kỹ về việc nhận ra lỗi của mình và nói lời xin lỗi, thông qua những trường hợp cụ thể chứ không nói lý thuyết suông.
Vì ở độ tuổi nhỏ, trẻ chỉ tiếp thu nhanh qua các hành động của người lớn chứ không hiểu hết được ý nghĩa của từng lời nói, thế nên mỗi một giáo viên hay cha mẹ đều phải là tấm gương tốt cho con mình noi theo, không nên nói đằng làm nẻo. Như thế, trẻ sẽ phản ứng lại và không nghe theo lời khuyên bảo của người lớn, tạo ra tính cách bướng bỉnh, không nghe lời và không chịu nhận lỗi khi làm sai.
Hãy tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho con bạn ngay từ hôm nay từ những việc đơn giản, đó là giúp trẻ nhận lỗi và nói lời xin lỗi một cách chân thành nhất.