Dấu hiệu chứng tỏ bé đang thiếu hụt vitamin
Dấu hiệu chứng tỏ bé đang thiếu hụt vitamin. Để bé phát triển một cách toàn diện cần phải bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Nếu thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất này, trẻ nhỏ sẽ trở nên ốm yếu và rất dễ mắc bệnh. Vì vậy cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để kịp thời bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp con phát triển toàn diện.
Cha mẹ hãy thử kiểm tra xem bé yêu nhà mình có những dấu hiệu thiếu hụt vitamin dưới đây không nhé!
Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị thiếu vitamin
Nếu phát hiện bé có một vài dấu hiệu trùng khớp với các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
-Trẻ lười vận động, nhanh mệt mỗi khi vui chơi hay khi tập thể dục.
-Trẻ dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa.
-Trẻ hay bị chuột rút, chân tay thường xuyên đau nhức.
-Trí nhớ của trẻ suy giảm, không ổn định, nhanh quên và khó tập trung dẫn đến quả học tập của trẻ suy giảm thấy rõ.
-Trẻ trở nên cộc tính,dễ nổi nóng, cáu kỉnh.
-Thói quen ăn uống trở nên khá thất thường, khi chỉ thèm ăn một món, lúc lại chán ăn, biếng ăn không rõ nguyên nhân.
-Trẻ khá vụng về, thường xuyên làm rơi vỡ đồ đạc hoặc dễ vấp ngã.
– Giấc ngủ chập chờn, không sâu, dễ tỉnh giấc.
– Khi ngủ trẻ đổ nhiều mồ hôi.
– Các vết thương của trẻ chẳng hạn như vết trầy xước, đứt tay,… rất khó lành.
– Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân nước do hệ tiêu hóa của trẻ yếu.
– Da trẻ khô nứt, dễ bong tróc, đặc biệt là da tay.
-Móng chân, móng tay trẻ yếu, dễ bị gãy.
-Trẻ thường xuyên bị chảy máu chân răng.
– Cơ thể dễ bị bầm tím khi ngã, va đập.
Các tác hại khi trẻ bị thiếu hụt vitamin
Thực đơn bữa ăn hàng ngày cho trẻ với đầy đủ vitamin và khoáng chất là vô cùng quan trọng, bởi thiếu hụt các loại chất dinh dưỡng này này, trẻ rất dễ phải đối mặt với những nguy cơ, bệnh lý sau:
– Nếu thiếu vitamin A, trẻ dễ chậm lớn, biếng ăn, mệt mỏi, lười vận động, thị lực suy giảm, bị khô mắt, da khô ráp, sần sùi. Vì vậy, để bổ sung vitamin A cho trẻ, nên cho trẻ ăn các loại rau củ có màu đỏ như cà rốt, gấc, đu đủ, bí đỏ. Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống thêm viên bổ sung vitamin A.
– Khi thiếu vitamin B1, trẻ bị tổn thương các chức năng thần kinh, chậm tăng cân, hay bị rối loạn tiêu hóa. Nên cho trẻ ăn nhiều trứng, ngũ cốc, uống nhiều sữa để nạp đủ lượng vitamin B1 còn thiếu cho cơ thể trẻ.
-Thiếu vitamin B3 sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị khó ngủ, viêm miệng lưỡi, rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp này, không nên tự ý cho trẻ dùng và lạm dụng thuốc kháng sinh, nên cho trẻ ăn nhiều thịt, cá, rau quả và các loại ngũ cốc.
-Thiếu vitamin C thì trẻ sẽ bị sưng lợi, viêm nướu, răng vàng, mệt mỏi. Hãy bổ sung vitamin C cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây giàu C trong bữa ăn hằng ngày. Mỗi ngày nên cho trẻ uống 1 ly nước cam.
– Nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, rụng tóc, răng mọc chậm, ra mồ hôi, ngủ không sâu giấc. Nên cho trẻ thường xuyên tắm nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời, đồng thời cho trẻ uống sữa, ăn các loại thực phẩm giàu canxi.
– Đặc biệt khi thiếu hụt vitamin E sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Đối với trường hợp này nên cho trẻ ăn thịt đỏ – nguồn bổ sung vitamin E và sắt hiệu quả cho trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, chúng giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động của các cơ quan, hỗ trợ tăng trưởng thể chất và phát triển tinh thần, trí tuệ cho trẻ nhỏ và còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng,…
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh nhất cả về trí tuệ lẫn thể lực, thì vitamin và khoáng chất được xem là các dưỡng chất không thể thiếu nhằm giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, ít mắc các bệnh theo mùa, bệnh truyền nhiễm và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin cho bé yêu để con được phát triển một cách toàn diện.