Phương pháp giáo dục Steiner, bên cạnh các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ em phổ biến khác hiện nay, cũng là một phương pháp được khuyến khích áp dụng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hãy cùng Worldkids – WIS tìm hiểu qua về phương pháp giáo dục mầm non này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu phương pháp giáo dục Steiner
Phương pháp giáo dục Steiner (còn gọi là phương pháp Waldorf) ra đời vào khoảng cuối những năm 80 của thế kỉ XX. Do Rudolf Steiner (1861-1925) – một nhà giáo dục, triết gia, tư tưởng xã hội và kiến trúc sư người Áo nghiên cứu và sáng lập. Phương pháp giúp trẻ em thích thú hơn khi chơi những trò chơi sáng tạo bằng cách sử dụng và kết hợp 5 giác quan sẵn có.
2. Đặc điểm của phương pháp giáo dục Steiner
2.1 Trẻ được chơi đùa hoàn toàn
Theo những nghiên cứu riêng, Steiner cho rằng trẻ nên được tự do khám phá thế giới xung quanh và khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình trong suốt 7 năm đầu đời.
Vậy nên các bố mẹ không cần quá chú tâm vào việc dạy kiến thức cho bé. Thay vào đó hãy tạo ra nhiều hoạt động khác nhau để trí tưởng tượng của trẻ phát triển, giúp trẻ hiểu thêm về thiên nhiên cũng như kích thích não bộ phát triển hoàn chỉnh hơn.
2.2 Bao gồm nhiều hoạt động được lặp lại
Khi áp dụng phương pháp Steiner vào chương trình giảng dạy, trẻ sẽ được tham gia các hoạt động lặp đi lặp lại như chơi các trò chơi tự do, tham gia các môn nghệ thuật như vẽ, nấu nướng, hay tham gia những hoạt động ngoài trời như tưới cây, làm vườn…
Với những hoạt động này, phương pháp Steiner giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm với thiên nhiên, cũng như hiểu rõ hơn về khí hậu, thời tiết và các mùa trong năm. Tại các trường mầm non áp dụng phương pháp này còn tổ chức các hoạt động lễ hội theo mùa giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn khi đến trường.
2.3 “Giáo viên” sẽ là người làm gương, hướng dẫn
Giáo viên, hoặc bố mẹ sẽ là người làm gương và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng các hoạt động. Trẻ nhỏ thường quan sát và làm theo những hành động mình nhìn thấy. Vì vậy, đối với phương pháp này, giáo viên và bố mẹ luôn có vai trò quan trọng nhất.
2.4 Đồ chơi tăng khả năng sáng tạo
Mỗi phương pháp giáo dục đều có mục đích giúp trẻ tăng cường khả năng sáng tạo. Vì thế các học cụ dành riêng cho từng phương pháp cũng được sản xuất nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy được tốt hơn. Tuy nhiên, đối với phương pháp Steiner, các học cụ lại vô cùng đơn giản, mục đích là để trẻ tự suy nghĩ và chơi với những học cụ đó theo những cách riêng. Chất liệu để làm các học cụ, đồ chơi thường là nguyên liệu tự nhiên chứ không phải đồ chơi bằng nhựa, nylon…
2.5 Nhẹ nhàng và chân thật
Nghiên cứu của Steiner cho rằng thời gian trước năm 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ chưa có nhận thức rõ về bản thân hoặc mọi thứ xung quanh. Sau 3 tuổi tình trạng này sẽ bắt đầu mất dần. Và chính bưởi vì lí do này, Steiner cho rằng không nên thúc ép trẻ hiểu nhiều về thế giới tự nhiên trước năm 3 tuổi, hãy để mọi chuyện diễn ra từ tốn và nhẹ nhàng. Môi trường phát triển tốt nhất của phương pháp này là môi trường không có thiết bị số, chỉ có những hoạt động do giáo viên và trẻ tạo nên như ca hát, nhảy múa…
3. Ưu điểm/Hạn chế của phương pháp giáo dục Steiner:
3.1 Ưu điểm của phương pháp Steiner:
Phát triển về tư duy tình cảm cho trẻ: Phương pháp Steiner chú trọng việc phát triển trí não, tập trung vào tính cách, sự sáng tạo, những sở thích của trẻ. 3 yếu tố quan trọng được tập trung: Suy nghĩ- Cảm xúc- Ý chí. Các trường mầm non khi áp dụng phương pháp này, cần đảm bảo môi trường tại lớp học gần gũi với trẻ như ở nhà
Xây dựng kỹ năng xã hội: Trẻ được hòa mình vào môi trường có thể tham gia, kết nối cùng nhiều bạn bè với những hoạt động tập thể khác nhau. Từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng xã hội khác.
3.2 Hạn chế của phương pháp Steiner:
Phụ huynh cho rằng đối với môi trường thoải mái như phương pháp Steiner, trẻ sẽ không có tính kỷ luật. Tuy nhiên tính kỷ luật của trẻ được hình thành từ tình yêu thương, trách nhiệm chứ không phải từ sự răn đe, nghiêm khắc.
Mô hình giáo dục này không thể áp dụng phổ biến trong các trường mầm non vì mỗi người hướng dẫn cần nhiều thời gian để tiếp cận, thấu hiểu từng trẻ với những tính cách và đam mê khác nhau.
Thông tin hữu ích: Tìm hiểu về phương pháp montessori
4. Sự khác biệt giữa phương pháp Steiner so với phương pháp truyền thống
Không đặt nặng kiến thức: Phương pháp giáo dục Steiner chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện 3 yếu tố quan trọng nhất ở một đứa trẻ: Suy nghĩ, cảm xúc, ý chí
Không dùng yếu tố hơn thua: Các phương pháp giáo dục truyền thống thường đề ra hình thức thi đua, thưởng phạt nhằm thúc đẩy học sinh. Phương pháp Steiner sẽ đi ngược lại với tiêu chí “không cạnh tranh, không phạt, không thưởng”
Không đánh giá trẻ theo khuôn mẫu: Một số khuôn mẫu trong xã hội về sự thành công, được công nhận, đối với trẻ là việc học giỏi… sẽ không được áp dụng trong phương pháp Steiner. Đối với phương pháp này, mục tiêu chính là tạo nên những cá thể có động lực phát triển những đam mê của riêng mình, không theo chuẩn mực xã hội đặt ra.