Khi bước vào thời điểm 17 tháng tuổi, các kỹ năng như vận động, ngôn ngữ và động tác tư duy của bé sẽ phức tạp hơn. Lúc này trí tò mò, nhu cầu khám phá xung quanh sẽ kích thích bé vận động không ngừng. Đây là giai đoạn cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ để bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cùng tìm hiểu phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi thích hợp trong bài viết sau!
1. Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi
Trẻ 17 tháng tuổi sẽ có nhiều phát triển vượt bậc, bé có thể tự làm một số việc. Tuy nhiên, đôi lúc, bố mẹ có thể cảm thấy đau đầu vì bé không nghe và làm theo lời nói của bạn. Sau đây là một số cột mốc phát triển quan trọng khi trẻ bước vào giai đoạn 17 tháng tuổi mà bố mẹ cần quan tâm.
1.1 Sự phát triển về thể chất của trẻ 17 tháng
Thể chất của trẻ 17 tháng tuổi sẽ cải thiện một cách nhanh chóng, điều này thể hiện ở:
- Trẻ có thể tự bước đi mà không cần sự hỗ trợ từ ngoại lực bên ngoài.
- Trẻ trở nên hiếu động hơn, đôi lúc bố mẹ sẽ thấy hình ảnh trẻ cố gắng “trốn” ra khỏi giường hoặc nôi.
- Bất cứ thứ gì cao trong nhà như nội thất, giường ngủ sẽ khiến trẻ cảm thấy hứng thú và muốn thử leo trèo trên đó.
- Việc bé thuận tay nào có thể dễ dàng nhận ra ở thời điểm này thông qua việc trẻ chủ động sử dụng tay để cầm đồ vật và ăn uống.
Với sự thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất như trên, trẻ cần được tự do khám phá thế giới xung quanh và tham gia các hoạt động phối hợp tay chân càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đôi khi bố mẹ sẽ không kiểm soát được hành vi của trẻ.
Phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi khuyên rằng, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi, đồng thời cho trẻ nơi nào không an toàn trong nhà. Mặc dù trẻ 17 tháng tuổi chưa ý thức tốt nhưng qua một thời gian, trẻ có thể tự biết nơi nào nguy hiểm và tránh xa nơi đó.
1.2 Sự phát triển về cảm xúc và tương tác
Trong giai đoạn này, bé 17 tháng tuổi sẽ khám phá các mối quan hệ và sẽ bắt đầu nhận ra những khuôn mặt quen thuộc mà con hay tiếp xúc
Bước vào giai đoạn con được 17 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu nhận hiểu các mối quan hệ xung quanh và nhớ được khuôn mặt của người mình hay tiếp xúc. Tuy nhiên, bố mẹ không nên ép buộc con phải tương tác hay hòa đồng với tất cả mọi người. Mỗi đứa trẻ sẽ có cách tương tác của riêng bản thân.
Cảm xúc của bé dần hoàn thiện vào lúc này, bé sẽ thể hiện rõ sự tức giận, hạnh phúc hoặc buồn bằng biểu cảm gương mặt. Đôi khi, bé không kiểm soát được hành vi và có thể đánh, cắn người chăm sóc khi bé bực bội. Theo phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi, thay vì quát nạt, cho bé thời gian để bé bình tĩnh lại.
Vì khả năng nhận thức được nâng cao, bé có thể sẽ khóc mếu khi bố mẹ rời đi. Để tạo sự an tâm cho con, bố mẹ hãy nói chuyện và dỗ dành con.
Xem thêm: phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm cực kỳ hiệu quả
1.3 Sự phát triển về nhận thức và ngôn ngữ
Đây là giai đoạn các bé 17 tháng tuổi bắt đầu khám phá ngôn ngữ và tập nói những từ mới dẫu cho những từ này con phát âm không đúng cho lắm.
Hệ ngôn ngữ của bé sẽ bắt đầu phát triển mạnh, trẻ 17 tháng tuổi có thể tập nói nhưng phát âm sẽ không được chuẩn. Đối với ai làm cha mẹ lần đầu, có thể bạn sẽ chưa quen và không hiểu với cách nói chuyện của bé.
Bé sẽ học theo những gì người thân trong gia đình nói. Đồng thời, trẻ sẽ dành thời gian để quan sát các hành vi của người lớn, ghi nhớ và học hỏi theo. Do đó, phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi tốt nhất là bố mẹ cần có cư xử đúng mực, và giao tiếp nhiều với con để con có thể hoàn thiện từ vựng.
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể tham khảo một số cách dạy trẻ mầm non để chuẩn bị cho thời gian học mẫu giáo sắp tới của con mình.
2. Lưu ý về phương pháp nuôi dạy trẻ 17 tháng tuổi
2.1 Lưu ý gì về giấc ngủ cho trẻ 17 tháng tuổi
Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Thời gian ngủ trung bình cần thiết với trẻ 17 tháng tuổi là 14h/ ngày. Giai đoạn này, cần đảm bảo bé có thể ngủ đủ giấc, và ngủ khi nào bé muốn.
2.2 Lưu ý gì về dinh dưỡng cho trẻ 17 tháng tuổi
Trẻ 17 tháng cần được cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và thực phẩm tốt như sau:
Carbohydrate
Carbohydrate là cung cấp năng lượng hoạt động cả một ngày trời cho bé. Không những, trí não của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn nếu được bổ sung đúng lượng Carbohydrate.
Protein
Protein là thành phần dinh dưỡng thiết yếu không chỉ với người lớn và còn với trẻ con. Trẻ 17 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, do đó, bố mẹ có thể bổ sung protein cho con từ các món thịt bò, thịt heo, đậu nành,… Điều này giúp bé tăng cường sức khỏe thể chất và có đủ năng lượng vui chơi khám phá.
Sắt
Sắt là khoáng chất thiết yếu, giúp tái tạo máu, nâng cao khả năng miễn dịch, và hỗ trợ phát triển sự thông minh của trí não. Thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu, suy dinh dưỡng, da xanh,…
Calo
Một số trẻ 17 tháng tuổi sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn, gây ảnh hưởng đến cả hoạt động thể chất và sức khỏe trí não của trẻ. Bé cần cung cấp 1000 – 1400 calo mỗi ngày để duy trì hoạt động. Bố mẹ hãy thay đổi thực đơn, bổ sung các thực phẩm giàu calo cho trẻ như: Sữa, phô mai, các loại thịt (thịt đỏ, thịt trắng), bơ đậu phộng, rau xanh, trái cây,…
Chất xơ
Để trẻ không bị táo báo, hoặc thừa cân béo phì, bố mẹ nên cân bằng chế độ ăn uống của con bằng việc bổ sung nhiều chất xơ. Các thực phẩm như bông cải, cà rốt, đậu, hoặc trái cây sẽ là nguồn chất xơ dồi dào cho con yêu của bạn.
Nước
Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng bằng sữa, bé cũng nên uống nước lọc đều đặn hàng ngày để tăng cường hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và tránh khô da.
2.3 Đồ chơi cho bé
Cá nhân – xã hội
- Hình thành các kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản cho trẻ
- Cho bé tập những thao tác đơn giản dưới sự giúp đỡ của người lớn như tự ăn cơm, tự cởi quần áo,…
- Hướng dẫn trẻ chăm sóc búp bê
Vận động tinh tế
- Hướng dẫn trẻ các thao tác bằng tay khéo léo
- Sử dụng đồ chơi lắp ghép
- Tập vẽ
Ngôn ngữ
- Phát triển kỹ năng nghe nói cho bé bằng việc tăng cường giao tiếp giữa bố – mẹ (làm mẫu cho bé), bố mẹ – bé (bé tập nói).
- Dạy các từ vựng quen thuộc như đồ vật, tên người,…
- Phân biệt màu sắc, hình dạng và kích thước của đồ vật xung quanh
- Nói thành câu hoàn chỉnh
- Làm theo chỉ dẫn của bố mẹ
- Nhận diện các hình ảnh quen thuộc như các bộ phận trên cơ thể, động vật, thực vật,…
Vận động thô
- Đây là giai đoạn bé cực kỳ năng động, thường xuyên di chuyển, do đó bố mẹ cần tạo không gian an toàn cho bé
- Cho bé thực hiện các động tác phức tạp như chạy, nhảy, leo trèo, cưỡi ngựa đồ chơi, chơi đá bóng,…
Trên đây là các lưu ý về cách chăm sóc, và phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi mà bố mẹ cần biết. Đây là giai đoạn bé phát triển vượt bậc về thể chất, trí lực, cảm xúc. Do đó, bố mẹ cần quan tâm, làm bạn với con nhiều hơn.