Cách phát triển tư duy cho trẻ mầm non bạn cần biết?

phát triển tư duy cho trẻ mầm non

Làm thế nào để phát triển tư duy cho trẻ mầm non? Để con được phát triển tốt là cả một quá trình dài, giai đoạn mầm non sẽ là bước đầu định hình tư duy của trẻ. Vì thế hôm nay Worldkids sẽ chia sẻ kinh nghiệm để phát triển tư duy của trẻ ở giai đoạn mầm non.

1. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mầm non

1.1 Tư duy trẻ mầm non từ 1-3 tuổi

Ở độ tuổi này, các bé rất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Nhờ đó việc phát triển tư duy cho trẻ mầm non được phát triển khá mạnh. Quá trình xác lập liên kết giữa sự vật, hiện tượng trong tư duy của trẻ chỉ mang tính ngẫu nhiên.

Trong suốt quá trình đó, người lớn sử dụng mối quan hệ có sẵn để giúp trẻ nhận thức và giải quyết được vấn đề là rất quan trọng. Từ 1-3 tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu dùng tay giải quyết vấn đề theo phương pháp “thử và có lỗi”, hay còn gọi là phương pháp “trực quan – hành động”.

Vậy độ tuổi từ 3-6 có gì khác? Có phải di truyền là yếu tố quyết định tới tư duy của trẻ? Chúng ta cùng đọc tiếp bên dưới nhé.

phát triển tư duy cho trẻ mầm non 1 - 3 tuổi
Trẻ mầm non rất hứng thú với mọi mọi thứ xung quanh chúng

1.2 Tư duy của trẻ mầm non từ 3-6 tuổi

Đến độ tuổi này trẻ sẽ nhận thức được nhiều vấn đề hơn. Vì thế trong giai đoạn này sẽ có bước ngoặt trong sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non:

  • Tiếp xúc với đồ vật một cách lặp đi lặp lại nhiều lần, đồ vật sẽ nhập tâm vào trong bộ nhớ và trở thành hình ảnh, biểu tượng trong trẻ.
  • Nắm vững được các hoạt động của trẻ với đồ vật, chức năng suy nghĩ sẽ nảy sinh. Đây sẽ là bước nhảy đầu chuyển từ “tư duy ở bên ngoài – tư duy trực quan hành động” sang “tư duy ở bên trong – tư duy trực quan hình tượng”.
phát triển tư duy cho trẻ mầm non 3 - 6 tuổi
3-6 tuổi là bước ngoặt trong phát triển tư duy của trẻ mầm non

2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non

Sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau không chỉ riêng yếu tố di truyền. Nếu tác động vào trẻ là các yếu tố tốt, tích cực thì tư duy sẽ có chiều hướng phát triển tốt và ngược lại.

– Di truyền

Yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non. Có thể hiểu yếu tố di truyền là thuộc tính sinh học của cha mẹ được con cái thừa hưởng lại. Vì thế tùy thuộc vào môi trường xung quanh mà cơ chế định sẵn sẽ có thích ứng phù hợp.

– Phương pháp giáo dục

Tư duy, đạo đức, lối sống sẽ được uốn nắn theo những gì trẻ được tiếp thu từ cha mẹ, trường học, những người xung quanh. Giáo dục sẽ cung cấp những kiến thức mới, bù đắp những thiếu hụt từ các yếu tố di truyền và phát huy những tiềm năng có trong trẻ.

môi trường phát triển tư duy cho trẻ mầm non
Môi trường xung quanh sẽ hình thành tư duy và lối sống của trẻ

– Khả năng tích cực hoạt động của bé

Hoạt động là phương thức tác động qua lại của trẻ với thế giới xung quanh. Tư duy trẻ phát triển mạnh phụ thuộc phần nhiều ở các hoạt động tích cực mà trẻ tham gia. Ở độ tuổi mầm non, các hoạt động của trẻ thông qua khám phá, sử dụng đồ vật, vui chơi, mày mò các độ vật…

3. Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả

3.1 Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non tại trường

– Xây dựng các nội dung giảng dạy phù hợp

Một chương trình giảng dạy phù hợp tại trường mầm non, giúp trẻ phát triển tư duy một cách sâu sắc. Nhà trường cần linh hoạt các hoạt động trong nhà và ngoài trời, các hoạt động vui chơi, các cuộc thi, dã ngoại nhằm phát triển tư duy của trẻ.

– Sáng tạo các bài tập hỗ trợ tư duy logic

Cho trẻ làm các bài tập về tư duy logic, điều này hỗ trợ phát triển tư duy giúp trẻ rèn luyện tính logic, sáng tạo, khả năng vận động. Các bài tập có thể kể đến như: nhìn hình đoán chữ, ghi nhớ nhanh, tìm kiếm sự khác biệt…

3.2 Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non tại nhà

– Bố mẹ nên chú ý phát triển tư duy cho trẻ

Để phát triển tư duy cho trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi cha mẹ nên cho trẻ xem các video, clip đa dạng. Cho trẻ sử dụng nhiều loại công cụ để kích thích não bộ. Một điểm mà các bậc làm cha mẹ không thể bỏ qua, là hãy bình tĩnh và vui vẻ trả lời những thắc mắc một cách đúng đắn để con có thể tiếp cận kiến thức đúng đắn. Và thường xuyên hướng dẫn cho con những kiến thức căn bản trong cuộc sống xung quanh, nhận biết các thành viên trong gia đình.

– Động viên trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh

Đa số các đứa trẻ đều thích thú khám phá, tìm tòi thế giới xung quanh. Tuy nhiên cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ chủ động khám phá để giúp hiệu quả khám phá cao hơn. Ví dụ: khen con khi con lắp được đồ chơi, cùng chơi với con, hỏi con những câu hỏi về chủ đề nào đó…

khuyến khích phát triển tư duy cho trẻ mầm non
Hãy chơi cùng con để khuyến khích con khám phá

– Xây dựng cho trẻ bộ não khỏe mạnh

Xây dựng bộ não khỏe mạnh là như thế nào? Bên cạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp phát triển não bộ như DHA, ARA…. Thì việc định hướng con theo tư duy tích cực, hướng đi đúng đắn là điều hết sức quan trọng trong giai đoạn phát triển này.

Tóm lại, sự phát triển trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi cần rất nhiều yếu tố tích cực để giúp trẻ hoàn thiện tư duy, đạo đức, lối sống lành mạnh. Vì thế cha mẹ hãy chọn cho con một môi trường tốt cho con phát triển. Worldkids là trường mầm non đem đến cho bé sự chăm sóc tốt về thể chất và phát triển toàn diện về tư duy, điều đó sẽ khiến các bậc phụ huynh sẽ có thể phát triển tư duy của trẻ tại nhà song song với phát triển tại trường.

Trả lời