Các dấu hiệu phát hiện năng khiếu trẻ xuất hiện từ độ tuổi rất sớm. Nhờ đó, nếu được phát hiện và bồi dưỡng đúng cách, trẻ sẽ trở thành một tài năng. Vậy, có thể phát hiện năng khiếu bé dựa vào những dấu hiệu nào? Cách bồi dưỡng năng khiếu đúng cho con mà cha mẹ nên áp dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Dấu Hiệu Phát Hiện Năng Khiếu Trẻ Xuất Hiện ở Độ Tuổi Nào?
Thời gian phát hiện năng khiếu trẻ ở mỗi bé khác nhau là khác nhau. Năng khiếu của mỗi bé cũng khác nhau, không bé nào giống bé nào. Ở mỗi thời điểm khác nhau, năng khiếu của trẻ hình thành và phát triển theo những hướng khác nhau. Tạo thành các cột mốc đánh dấu sự phát triển.
Một số đứa trẻ hình thành năng khiếu từ rất sớm, ngay khi còn là trẻ sơ sinh. Những trẻ này thường có nhu cầu ngủ rất ít nhưng vẫn tỉnh táo. Và có thể làm được những điều mà trẻ cùng độ tuổi không thể làm được. Lúc này, cha mẹ cần khuyến khích và hỗ trợ con phát triển năng khiếu.
Các mốc phát triển ở trẻ có năng khiếu thường đến sớm hơn. Chẳng hạn trẻ biết bò, biết lật, biết nói sớm hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải cứ trẻ có năng khiếu là sẽ như vậy. Các mốc phát triển của trẻ có năng khiếu cũng có thể đến chậm hơn bình thường.
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ từ sớm giúp trẻ phát huy tối đa năng lực của bản thân. Trẻ có thể có một hoặc nhiều năng khiếu khác nhau như hội họa, toán học, văn học, âm nhạc…
Vậy, làm thế nào phát hiện năng khiếu trẻ để chọn ra các môn học năng khiếu cho trẻ phù hợp nhất? Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết, phát hiện năng khiếu bé nhà bạn theo tài liệu của đại học Osnabrücken – Đức như:
Làm thế nào phát hiện năng khiếu trẻ từ sớm để có biện pháp bồi dưỡng đúng.
- Vốn từ phong phú, cách diễn đạt câu từ tốt hơn so với trẻ cùng lứa.
- Trẻ có khả năng đọc hiểu những cuốn sách chứa kiến thức cao hơn so với độ tuổi của mình.
- Có tính tự lập cao, luôn muốn tự mình giải quyết các công việc bản thân. Và bé thường đạt hiệu quả cao một cách dễ dàng.
- Thường xuyên không hài lòng với những sản phẩm mà mình tạo ra. Luôn cố gắng để đạt được sản phẩm hoàn hảo nhất. Ví dụ như Moda đã chỉnh sửa rất nhiều lần sau cùng mới tạo nên bản Sonate hoàn hảo.
- Trẻ có xu hướng quan tâm nhiều vào các vấn đề của người lớn như chính trị, tôn giáo, kinh tế…
- Luôn tò mò, khám phá các vấn đề thế giới xung quanh. Luôn tự mình đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Thậm chí còn đặt nghi vấn về những câu trả lời mà người khác đưa ra.
- Trẻ có xu hướng kết bạn với những người có thực lực ngang bằng chứ không phải tìm bạn cùng độ tuổi.
Có tinh thần trách nhiệm cao. Bé luôn phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra với kết quả trọn vẹn nhất.
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ giúp bé thông minh vượt trội từ sớm.
2. Dấu Hiệu Phát Hiện Năng Khiếu Trẻ và Cách Bồi Dưỡng cho Từng Lĩnh Vực
2.1 Phát hiện năng khiếu ngôn ngữ ở trẻ
Trẻ có những biểu hiện của năng lực ngôn ngữ vượt trội hơn những trẻ em khác như khả năng diễn đạt của bé cao và sở hữu vốn từ vựng tốt. Những trẻ có năng khiếu ngôn ngữ thường rất thích đọc sách. Nhiều trẻ sẽ thích đọc các loại sách vượt cấp không dành cho lứa tuổi của mình. Vì vậy khả năng đọc, chép chính tả của các bé cũng luôn rất tốt.
Trẻ yêu thích việc làm bạn với những trang sách
Để khuyến khích phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo các hoạt động sau:
- Để con tham gia thật nhiều các hoạt động trải nghiệm và khuyến khích trẻ kể hay viết lại những gì đã được trải nghiệm.
- Tổ chức các hoạt động liên quan tới khả năng đọc, nghe, nhìn và để trẻ viết lại chúng.
- Dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của con trẻ một cách nhiệt tình nhất.
- Sắp xếp các góc đọc sách, bàn học để trẻ con có thể viết ra liền những ý tưởng mà chúng mới nảy ra.
- Định hướng dạy học phù hợp với các trẻ này là hãy đọc, viết, và kể cho con nghe thật nhiều chuyện mà con muốn biết.
- Luôn trao đổi và thảo luận các ý kiến, quan điểm cá nhân của con để giúp con trẻ rèn luyện khả năng diễn thuyết.
2.2 Phát hiện năng khiếu âm nhạc ở trẻ
Trẻ tỏ ra thích thú với âm nhạc, lời bài hát hay âm thanh phát ra từ các loại nhạc cụ. Khi nghe tiếng nhạc, trẻ có thể hết quấy khóc, mỉm cười, nhún nhảy theo điệu nhạc. Cách phát hiện năng khiếu trẻ cảm thụ âm nhạc tốt bắt đầu từ rất sớm. Thường xuất hiện ngay chỉ sau 1 tháng tuổi.
Âm nhạc sẽ giúp trẻ luôn tươi cười và thông minh hơn.
Trẻ có khả năng cảm nhận được âm nhạc, tập trung lắng nghe và học thuộc các giai điệu khi biết nói. Khả năng nói, phát âm của trẻ có năng khiếu âm nhạc thường sớm và chuẩn hơn so với những trẻ bình thường khác.
Để khuyến khích phát triển năng khiếu âm nhạc của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo các hoạt động sau:
- Cho con nghe nhiều thể loại nhạc hoặc hát cho con nghe thường xuyên.
- Cùng con trải nghiệm các hoạt động âm nhạc thực tế tại các buổi hoà nhạc, các quán cà phê âm nhạc,…
- Tạo điều kiện cho con tham gia các trường lớp đào tạo để được tiếp xúc trực tiếp với đạo cụ.
- Định hướng dạy học phù hợp với các trẻ này là tổ chức hoạt động âm nhạc trực tiếp cho trẻ.
- Dạy học cho trẻ thông qua các nhạc cụ và giai điệu.
- Khuyến khích con trẻ nói ra cảm nhận cá nhân sau khi nghe.
2.3 Phát hiện năng khiếu thể thao, múa
Những trẻ có năng khiếu về thể thao, nhảy múa thường phát triển các kỹ năng thiên về thể lực từ sớm như lật, bò, chạy nhảy. Trẻ có thể lực tốt, linh hoạt và dẻo dai hơn, hiếu động hơn. Với những trẻ có năng khiếu nhảy múa, cơ thể của trẻ cũng phát triển hơn, tay chân dài hơn, dẻo dai. Trẻ có thể bắt chước các động tác múa có tiết tấu một cách dễ dàng, nhuần nhuyễn.
Dấu hiệu phát hiện năng khiếu trẻ về thể thao tốt nhất là có thân hình dẻo dai, linh hoạt.
Để khuyến khích phát triển năng khiếu này của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo các hoạt động sau:
- Tạo điều kiện cho con thường xuyên được tiếp xúc và trải nghiệm các hoạt động ngoài trời.
- Cho con lựa chọn các hoạt động thể thao như bóng đá, chạy bộ, cầu lông, … hoặc là các hoạt động thể chất khác như múa ba lê, nhảy hiện đại, …
- Nên lồng ghép giai điệu vào trong các hoạt động thể chất của con và nên đi chung với sự vận động của cơ thể.
- Định hướng giáo dục phù hợp cho trẻ có năng khiếu thể thao, múa là cần sự thực hành và luyện tập nhiều hơn lý thuyết. Con sẽ tiếp thu tốt nếu được làm điều con mong muốn. Việc tiếp xúc với các hoạt động nghe, ngửi, cầm và nắm sẽ khiến con tiếp thu tốt hơn.
2.4 Dấu hiệu năng khiếu hội họa ở trẻ
Những trẻ có năng khiếu hội họa sẽ có sở thích đặc biệt với tranh ảnh, màu sắc. Trẻ có thể quan sát và vẽ lại các sự vật, hiện tượng một cách bài bản, có trí tưởng tượng bay bổng và khả năng phối màu tốt.
Phát hiện năng khiếu hội họa biến thế giới ở trẻ luôn đầy màu sắc.
2.5 Tài năng của trẻ ở mặt toán học
Có thể dễ dàng phát hiện năng khiếu trẻ về toán học. Khi trẻ bắt đầu tập nói, trẻ có thể ghi nhớ và đếm chính xác dãy số dài đến hàng trăm chữ số. Đến tuổi mẫu giáo, dù chưa thể viết thành thạo, bé có thể thực hiện nhanh và đúng các phép tính khá phức tạp mà chưa chắc những bé lớn tuổi hơn có thể làm được.
Khả năng nhận biết hình học, màu sắc của bé cũng vượt trội hơn so với những bạn đồng trang lứa. Một số trẻ còn có thể chơi cờ vua, tính toán để chơi thắng ô ăn quan, giải đúng câu đố…
Năng khiếu thiên bẩm về toán học giúp trẻ dễ dàng ở bên những con số.
Để khuyến khích phát triển tài năng toán học của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Hỗ trợ con thử nghiệm, khám phá những điều mới lạ một cách độc lập.
- Khuyến khích con chơi các trò chơi cần tư duy như domino, cờ vua,… và dành thời gian chơi cùng con.
- Tạo các tình huống giả lập và dẫn dắt con tìm ra nguyên nhân, kết quả của vấn đề. Từ đó tự hình thành câu trả lời đúng.
- Nếu trẻ có hứng thú với những lĩnh vực đặc biệt như thiên văn học, thì quan sát trực tiếp tại các viện bảo tàng sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
- Định hướng dạy học phù hợp với các trẻ này là giúp trẻ thực hành thật nhiều cách tìm kiếm và giải quyết vấn đề theo công thức tổng – phân – hợp.
2.6 Phát hiện năng khiếu văn học ở trẻ
Một trẻ có năng khiếu văn học sẽ có khả năng phát âm tốt, biết nói sớm, trí nhớ tốt, sử dụng từ ngữ logic và đúng ngữ pháp, ngữ cảnh. Trẻ có thể kể lại rất rành mạch một câu chuyện đã thấy, được nghe hoặc đọc được với một cách đầy biểu cảm, thích thú. Trẻ có thể đọc thuộc nhiều bài thơ, bài văn mình yêu thích, khả năng cảm nhận và sáng tác thơ ca cũng vượt trội hơn hẳn.
Cách phát hiện năng khiếu trẻ có thể cảm thụ văn học là những cuốn sách luôn ở bên.
2.7 Phát hiện năng khiếu về hình ảnh- không gian ở trẻ
Những trẻ có khả năng về hình ảnh – không gian thường sẽ tư duy và suy nghĩ qua mặt hình ảnh. Con trẻ sẽ rất thích thú với các trò chơi liên quan đến hình khối. Các bé sẽ có trí tưởng tượng phong phú hơn những bạn khác, một vài bé bộc lộ khả năng hội hoạ khi còn rất sớm. Khả năng đọc bản đồ và ghi nhớ đường đi của những trẻ này cũng rất giỏi.
Các trẻ em có năng khiếu mặt thị giác không gian như thế này thường sẽ có một thế giới riêng trong tư duy của mình. Chúng thích sắp xếp và bày trí các đồ vật sao cho thật đẹp mắt và hợp lý. Sự khéo léo cũng là một dấu hiệu nhận biết của những đứa trẻ mạnh về mặt hình ảnh – không gian.
Để khuyến khích phát triển năng khiếu về hình ảnh- không gian của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Chuẩn bị các vật dụng làm thủ công và tạo cho con một không gian riêng trong nhà để con thỏa sức sáng tạo.
- Đưa con đi các buổi triển lãm nghệ thuật, tranh ảnh và viện bảo tàng nếu có điều kiện để con được thỏa sức quan sát và tiếp thu tốt hơn.
- Chuẩn bị cho con các trò chơi mang tính hình học cao như xếp hình, lego, …
- Dạy cho con vẽ tranh, cách chụp hình để tăng khả năng tư duy hình ảnh cho trẻ.
- Định hướng phù hợp là dạy con cách tưởng tượng các hình ảnh, hình khối và học tập thông qua các tranh vẽ, tranh tô màu, …
2.8 Dấu hiệu phát hiện năng khiếu giao tiếp – tương tác ở trẻ
Những đứa trẻ lanh lợi thường bộc lộ khả năng giao tiếp của bản thân từ rất sớm. Có thể phát hiện năng khiếu trẻ dựa vào việc quan sát cuộc sống xung quanh chúng. Những đứa trẻ này thường có rất nhiều bạn và hay là người dẫn đầu trong các hoạt động đông người. Bồi dưỡng tốt, chúng sẽ là những lãnh đạo giỏi trong tương lai.
Năng khiếu giao tiếp giúp trẻ nhanh kết bạn và hoà đồng hơn.
Để khuyến khích phát triển khả năng giao tiếp của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Thường xuyên cho con ra ngoài đi chơi và tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều người trong nhiều môi trường khác nhau.
- Tích cực cho con tham gia các trò chơi theo đội, nhóm.
- Đưa con đi tham gia các hoạt động cộng đồng cùng với bố mẹ như đi làm thiện nguyện, dọn dẹp đường phố,…
- Định hướng phù hợp để con phát triển năng khiếu giao tiếp – tương tác là thông qua việc tương tác với các thành viên trong gia đình và các trò chơi đội nhóm thích hợp. Tạo cho trẻ tư duy tự giải quyết tình huống và tự đưa ra ý kiến riêng của bản thân.
2.9 Nhận biết năng khiếu nội tâm ở trẻ
Trẻ thông minh về mặt nội tâm sẽ có biểu hiện ngược lại với trẻ có năng khiếu giao tiếp. Chúng sẽ thích làm việc độc lập nhưng vẫn rất tự tin vào bản thân. Kết quả làm việc của những đứa trẻ này sẽ rất chỉn chu và cẩn thận. Những đứa trẻ này luôn biết rất rõ mục tiêu của mình và ghét sự bất công.
Năng khiếu nội tâm ở trẻ nhà bạn bộc lộ ra sao?
Để khuyến khích phát triển năng khiếu này của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Giúp trẻ hiểu rõ giá trị của bản thân trẻ và luôn trân trọng, yêu quý bản thân.
- Khuyến khích trẻ viết nhật ký hằng ngày để rèn luyện khả năng viết lách cho trẻ.
- Giải thích cho trẻ các việc mà trẻ muốn làm và thúc đẩy trẻ thể hiện đã học được gì từ việc làm ấy.
- Định hướng phù hợp để phát triển năng khiếu nội tâm của trẻ là bố mẹ nên để con học tập trong một không gian yên tĩnh. Tạo môi trường cho con trình bày các ý kiến của bản thân thông qua quá trình học tập.
2.10 Năng khiếu về các lĩnh vực tự nhiên
Với những trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này, việc khám phá và tìm hiểu thế giới tự nhiên sẽ luôn gây ra sự yêu thích cho chúng. Bố mẹ có thể phát hiện năng khiếu trẻ bằng cách để ý xem những câu hỏi con thường hỏi có phải nghiêng về tự nhiên hay không. Hoặc có thể dễ dàng bắt gặp trẻ đang say sưa quan sát và tìm hiểu cuộc sống của bầy kiến hay tổ chim bé bắt gặp được.
Trẻ có thể thường xuyên sưu tập các loại thực vật hay muốn bố mẹ cho mình nuôi một vài con vật nhỏ như chuột lang, sóc,… Bố mẹ sẽ hay thấy con chăm chú quan sát các đặc điểm đời sống của sinh vật và đây cũng là điểm nổi trội nhất của trẻ có năng khiếu về tự nhiên.
Để khuyến khích phát triển năng khiếu này của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Thường xuyên đưa con đi công viên, sở thú để con tự do khám phá.
- Cho con tham gia các hoạt động liên quan đến thiên nhiên như: tham quan trang trại, quan sát các quy trình trồng cây, chăm sóc các con vật, …
- Tổ chức các buổi cắm trại, đi dã ngoại, … cho con vào các ngày cuối tuần để con được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên hơn, kích thích khả năng tìm tòi và học hỏi của con.
2.11 Năng khiếu ở trẻ có thiên hướng lãnh đạo
Một số biểu hiện giúp phát hiện năng khiếu trẻ có tài năng về mặt lãnh đạo gồm:
- Tự tin, giao tiếp tốt trước đám đông.
- Có khả năng động viên, khích lệ tinh thần người khác.
- Có thể tự chủ và có nhiều khả năng được người khác công nhận.
- Tổng hợp được ý kiến từ nhiều người.
- Trình bày ý tưởng, ý kiến của bản thân một cách tự tin, mạch lạc, khiến người khác tán thành, nghe theo.
- Biết lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ với người khác.
- Có khả năng quan sát, nhạy bén trong xử lý tình huống.
- Là người tiên phong đưa ra các ý kiến, quyết định và được mọi thành viên ủng hộ quyết định đó.
- Tính cách nhã nhặn, hòa đồng, có thể gắn kết được tập thể, được mọi người tin tưởng, nghe theo.
- Hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi cần bất cứ quyết định đại diện cho tập thể nào thì mọi người đều hướng mắt đến bé, chờ bé ra quyết định.
- Luôn thực hiện công việc có trách nhiệm và đóng vai trò đáng tin cậy trong nhóm
- Tóm tắt lại những ý kiến của cả nhóm một cách lưu loát
- Thường xuyên đưa ra những đề nghị, định hướng, câu hỏi cho cả nhóm
Năng khiếu lãnh đạo ở trẻ thể hiện qua những ý tưởng khởi đầu thường có.
3. Cách bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ tốt nhất?
Theo tâm lý học, một số nhà nghiên cứu đã phân chia thành 3 phương pháp chính để bồi dưỡng trẻ em tốt nhất, đó là: khả năng tập trung, trí nhớ và tư duy logic.
- Khả năng tập trung của trẻ thường sử dụng phương pháp đơn giản nhất là mẫu hiệu chỉnh để nghiên cứu. Trẻ sẽ được trao một tờ giấy có nhiều chữ cái khác nhau gồm 40 hàng x 40 chữ cái/hàng. Đứa trẻ phải gạch dưới những chữ đã có ở các hàng thứ nhất trong vòng 5 phút. Hay tìm kiếm những từ ngữ nằm lẫn lộn trong một đoạn văn bản trong 2 phút.
- Việc đánh giá trí nhớ sẽ dùng một phép thử phổ biến được gọi là “trí nhớ thao tác”. Có 10 hàng số sẽ được đọc, mỗi hàng có 5 số. Nhiệm vụ của trẻ là ghi nhớ 5 số trong hàng vừa được đọc rồi cộng nhẩm số thứ nhất với số thứ hai, số thứ hai với số thứ ba và cứ tiếp tục như vậy.
- Phương pháp quan hệ về số lượng sẽ hay được dùng để đánh giá tư duy logic. Trẻ sẽ được giao cho 8 bài tập. Dựa vào 2 tiền đề logic có ở mỗi bài, cần phải xác định mối quan hệ giữa các chữ cái được gạch.
- Những phương pháp thử nghiệm đa phần sẽ có cấu tạo của một bài trắc nghiệm. Khả năng của trẻ sẽ được đo lường thông qua các thang điểm được định sẵn (ví dụ trắc nghiệm Wechsler, Stanford-Binet,..). Việc áp dụng các bài test khác nhau sẽ có thể giúp ta nhận biết tương đối về năng khiếu của trẻ. Đó sẽ là tiền đề để phát triển tương lai của con em ta sau này.
Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn cách bồi dưỡng cho bé với video sao đây:
4. Lưu Ý để Phát Hiện và Bồi Dưỡng Năng Khiếu Cho Trẻ Đúng Cách
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
- Bồi dưỡng, rèn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
- Kích thích tính tò mò, ham học hỏi của trẻ thông qua nhiều phương tiện, giác quan khác nhau.
- Cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Khuyến khích trẻ mở rộng các mối quan hệ. Từ đó rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử và giúp dễ dàng phát hiện năng khiếu trẻ hơn.
- Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, giờ giấc phù hợp.
- Chú ý đến các hành vi của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện những hành vi đúng và có sự điều chỉnh kịp thời với những hành vi lệch lạc.
- Không nên quá kỳ vọng, đặt mục tiêu quá lớn ở trẻ. Điều này khiến trẻ bị áp lực, cha mẹ thì mệt mỏi, thất vọng.
Tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, lớp học ngoại khóa. - Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của con theo năng khiếu của trẻ. Không nên bắt ép trẻ phải theo một năng khiếu nào đó mà cha mẹ thích nhưng con không thích.
- Tạo điều kiện để con có thể kết bạn với những trẻ cùng chung năng khiếu, định hướng ước mơ.
- Dành nhiều thời gian bên con, lắng nghe những chia sẻ của con, từ đó vạch ra những định hướng đúng đắn cho con.
- Tôn trọng sở thích, ước mơ chính đáng của con.
- Đừng quá khắt khe hay gây áp lực lên con, đòi hỏi con phải đạt được cái này, cái kia theo nguyện vọng của cha mẹ.
Bạn đã phát hiện năng khiếu trẻ nhà bạn là gì chưa? Cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên con, quan sát con cái. Mỗi trẻ đều có những năng khiếu, sở trường khác. Hãy quan tâm đến con trẻ nhiều hơn, từ đó giúp con phát triển năng khiếu tốt nhất cha mẹ nhé.