Trong quá trình trưởng thành, con của bạn cần phải qua nhiều giai đoạn phát triển. Đây là điều cần thiết để trẻ hội nhập và phát huy hết khả năng của mình. Ngoài các lớp học về kiến thức và đời sống, các lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ em cũng là một phần quan trọng. Đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Vì sao bé cần tham gia lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ em?
Trẻ trong giai đoạn phát triển trẻ rất thích được học hỏi, khám phá cuộc sống. Và kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ học hỏi và hình thành những kỹ năng quan trọng khác trong đời. Để khả năng giao tiếp của trẻ được phát huy tối đa, các em cần được hướng dẫn việc kiên trì lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ người khác, sau đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Và các lớp kỹ năng giao tiếp cho trẻ thực sự là sự hỗ trợ cần thiết đối với các bé trong giai đoạn này.
Giao tiếp không đơn thuần chỉ nghe và nói. Nó là một nghệ thuật cần phối hợp các kỹ năng cần thiết. Để khi truyền tải thông tin đến người khác sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Nó phối hợp với các kỹ năng như: lắng nghe, thấu hiểu vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hình thể, sử dụng ngôn từ hợp lý,… Như đã nói ở trên, để việc giao tiếp được phát huy tốt nhất, cần cho trẻ học tính kiên trì lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác.
Hiện nay, không ít trường hợp các bé gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Cụ thể như ít nói, lầm lỳ, không hòa nhập với đám đông,… Đây là nguyên nhân của việc học các lớp học dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em là thực sự cần thiết. Bất kỳ điều gì cũng là một kỹ năng có thể học hỏi được.
Theo các chuyên gia, việc tham gia các khoá học kỹ năng giao tiếp cho trẻ càng sớm sẽ càng tốt. Vì đây là giai đoạn não bộ của trẻ đang phát triển, tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Giúp trẻ hình thành cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt. Sau này việc giao tiếp đối với trẻ là một điều dễ dàng, đơn giản, không tạo ra áp lực nào.
2. Những cơ quan giúp bé hoàn thiện kỹ năng giao tiếp
Chú ý: Trước khi cho bé tham gia các lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ em. Phụ huynh cần lưu ý một số điều sau. Dành nhiều thời gian dạy các kỹ năng sống cho bé, đặc biệt là giao tiếp. Giao tiếp nhiều với con mình để hiểu bé muốn những gì. Từ đó định hướng cho bé một cách tốt nhất. Bạn là tấm gương sáng đầu tiên để con mình học theo. Nên cần phải chú ý đến thái độ, lời nói của mình trong giao tiếp với trẻ.
Kế đến để dạy giao tiếp cho trẻ em, sau đây là một số kiến thức quan trọng cần thiết để hình thành nền tảng giao tiếp tốt:
- Mắt: Đầu tiên là mắt. Đây là cơ quan quan trọng được gọi là “cửa sổ tâm hồn”. Mắt có nhiệm vụ nhìn và tiếp nhận các hình ảnh thông tin bên ngoài. Muốn giao tiếp tốt, cần phải bảo vệ thật tốt đôi mắt. Nên tránh để bé tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Ánh sáng quá chói cũng sẽ gây hại đến mắt. Bảo vệ đôi mắt bé được tốt nhất, vì đây là cơ quan giúp trẻ truyền được những tín hiệu của mình.
- Tai: Như bạn cũng đã biết, để tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tất cần phải thông qua tai. Đây là nơi đưa thông tin để truyền về não bộ để xử lý và phản hồi. Khi cho bé tham gia các lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ, bố mẹ cũng lưu ý rằng trẻ phải nghe được tốt nhất, mới nói và giao tiếp với mọi người xung quanh tốt được.
- Ngôn ngữ: Cuối cùng là ngôn ngữ. Đây là điều quan trọng nhất trong giao tiếp. Khi trẻ mới được tầm 2-3 tuổi, thường sẽ thích bắt chước theo bố mẹ. Trẻ sẽ nói một số từ đơn giản như: ba, mẹ, con mèo, con chó… Chính vì vậy, bạn phải giao tiếp nhiều hơn với trẻ. Giúp bé có thể nạp vào trong đầu mình nhiều từ ngữ hơn. Giúp trẻ mở rộng vốn từ từ sớm để giao tiếp về sau được tốt nhất.
3. Những cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em hiệu quả
3.1. Luôn cho trẻ nhận ra bạn đang lắng nghe
Lắng nghe là một khả năng tốt để bạn làm gương cho con trẻ. Để con bạn hiểu được sự quan trọng trong những lần lắng nghe trong mỗi câu chuyện. Chăm chú và nghiêm túc lắng nghe trong mỗi tình huống sẽ hình thành nên tính cách và thái độ chuẩn mực. Đây cũng là kỹ năng giao tiếp cần thiết cho trẻ em.
3.2. Dạy kỹ năng giao tiếp bằng cách Khuyến khích trẻ tham gia hội thoại nhiều hơn
Đây là cách giúp trẻ chủ động hơn khi tiếp xúc với người khác, trẻ có thể mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ của mình. Ở các lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ em còn khuyến khích trẻ đặt ra các câu hỏi cho người lớn, để trẻ được thoải mái hơn trong hòa nhập cũng như giao tiếp với mọi người.
3.3. Dạy bé điều nên và không nên không chỉ trong giao tiếp
Không nên có những quan niệm như là bé còn nhỏ từ từ dạy. Bởi vì cưng chiều quá dẫn tới việc hình thành cho trẻ có cảm giác được bao bọc, khiến trẻ thụ động hơn khi tiếp xúc với người khác. Tập cho trẻ tính tự chủ động làm những việc trong khả năng của bé. Cái gì nên làm và cái gì không nên để tạo nền tảng tốt nhất cho trẻ phát triển.
3.4. Hành vi của ba mẹ có tác động đến kỹ năng giao tiếp của trẻ em
Hành vi của bố mẹ cũng là một trong những yếu tố tác động nhiều nhất trong việc giao tiếp của trẻ. Hãy dạy con bạn biết chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi, trung thực nhận lỗi khi làm sai, không được nói leo khi người lớn đang nói chuyện, không tự tiện lấy đồ của người khác khi chưa được sự cho phép,…
Và đặc biệt là chú ý đến ngôn ngữ giao tiếp của bạn, đừng buông những lời lẽ không hay khi đang tức giận, phải là những người bố, người mẹ mẫu mực nhất để trẻ noi theo.
4. Lớp học kỹ năng giao tiếp trong chương trình giáo dục mầm non
Worldkids – WIS là một trong những trường mầm non có chất lượng đào tạo uy tín. Đã và đang nhận được sự tin tưởng nhất từ nhiều bậc phụ huynh. Trường dạy cho trẻ học kiến thức song song bổ trợ lớp học kỹ năng giao tiếp cho bé cũng như các kỹ năng cần thiết khác.
Các lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ em được tạo ra là để bé dễ dàng hòa nhập vào tập thể, giúp bé sử dụng ngôn từ hợp lý hơn về cách nói chuyện với người lớn hay bạn bè. Cụ thể là ở Worldkids – WIS sẽ dạy bé các kỹ năng: kính trên nhường dưới, chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn, biết nói cảm ơn hoặc xin lỗi tùy vào tình huống,…
Trường sẽ giúp bé tự chủ động cũng như biết cách truyền tải thông tin của mình muốn nói đến với người khác. Học giao tiếp ở đây còn tạo cho bé khả năng phát triển về ngôn ngữ, biết cách diễn đạt trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ hình thể,…
Ngoài ra, khi trẻ biết cách giao tiếp đồng thời cũng sẽ giúp trẻ phát triển tâm sinh lý, giúp bé trở nên cởi mở hơn khi bày tỏ suy nghĩ với gia đình, thầy cô. Nên hãy cho trẻ tham gia lớp học về kỹ năng giao tiếp từ sớm, nếu không trẻ sẽ ít có cơ hội để nói ra suy nghĩ, khi đó sẽ trở nên thụ động hơn và có xu hướng chậm phát triển.
Để con bạn có thể hội nhập với xu hướng phát triển hiện đại như ngày nay, thì việc cho bé tham gia các lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ em là điều quan trọng không thể thiếu. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bé được phát triển toàn diện hơn, hình thành những thói quen tốt cho con bạn, bé sẽ tự tin hơn khi tiếp xúc với tất cả mọi người.