Kỹ năng sinh tồn cho trẻ – nghe có vẻ hơi xa rời thực tế. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ rằng, trẻ nhỏ chưa đủ kiến thức- kỹ năng sống để đối diện được với những tình huống bất ngờ, dù là nhỏ nhất. Một số tình huống có thể xảy ra: ngã xuống nước, đi lạc, ra hiệu cầu cứu… Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ không thể bỏ qua, cùng Worldkids – WIS tham khảo qua bài viết dưới đây.
1. Kỹ năng sinh tồn cho trẻ khi bị đuối nước
Khi bị đuối nước, do tâm lý nên nhiều người – không chỉ riêng trẻ nhỏ- sẽ vùng vẫy liên tục. Điều này vô tình khiến chúng ta nhanh chóng bị đuối nước và gặp nguy hiểm. Hãy dạy trẻ đối mặt với điều này, bằng cách cho trẻ học bơi để có thể tự tin với khả năng dưới nước của mình.
Ngoài ra các kỹ năng sinh tồn cho trẻ khác bố mẹ cũng nên hướng dẫn bé là cần thả lỏng mình, chân và lưng thẳng sau đó khua nhẹ trong trường hợp bé chưa biết bơi. Kỹ thuật đứng nước sẽ giúp bé trong nhiều trường hợp rơi xuống nước bất ngờ.
2. Kỹ năng sống đốt lửa – dập lửa
Đôi khi việc giữ ấm cơ thể rất quan trọng và cần thiết. Trước hết để dạy kỹ năng sinh tồn này cho bé, bạn cần hướng dẫn kỹ việc khi nào cần sử dụng lửa và không nên chơi với lửa. Mục đích để bé biết việc nguy hiểm nếu dùng lửa không đúng chỗ. Tiếp theo bố mẹ có thể hướng dẫn bé cách tạo ra lửa bằng diêm, hộp quẹt, kèm thêm việc thu gom củi vụn và cách xếp củi ra sao.
Cuối cùng hãy dạy bé cách dập lửa bằng một xô nước và cách nhận biết lửa đã được dập tắt hẳn chưa. Hai kỹ năng sinh tồn cho trẻ này là vô cùng cần thiết.
3. Kỹ năng xử lý trong trường hợp khẩn cấp
Một số trường hợp nghiêm trọng bé có thể không biết phản ứng và xử lý thế nào. Nhưng đôi khi có một số tình huống nếu trẻ biết được cách xử lý sơ bộ, việc dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ em, ví dụ như biết cầm máu, chườm đá, gọi cảnh sát… sẽ hỗ trợ rất nhiều.
Một kỹ thuật cấp cứu trong tình huống nguy hiểm là “stop, drop, roll” được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ trong một đám cháy, hoặc bị bắt lửa, trẻ cần nhớ trước hết là “stop”- ngưng lại các công việc của mình, sau đó “drop”- nằm rạp xuống sàn và “roll”- lăn đi để tránh bị ngợp vì khói.
4. Kỹ năng giữ an toàn nếu bị lạc
Để trẻ bị lạc là điều mà bất kì gia đình hay bản thân đứa trẻ cũng rất đáng sợ. Dù có cẩn thận đến đâu thì những trường hợp bất khả kháng cũng có thể xảy ra. Vì vậy bố mẹ phải chuẩn bị kĩ cho tình huống xấu nhất này. Trước tiên hãy dạy bé ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân kèm theo đó là phải biết đứng yên tại vị trí ban đầu, tránh di chuyển quá xa.
Tiếp theo hãy dạy trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nhưng cần phải hướng dẫn kĩ cách tìm người đáng tin cậy. Nhóm người có khả năng giúp đỡ bé nhất là những bà mẹ cũng có con nhỏ.
Một số trường hợp khác như khi đi cắm trại thì bé có thể bị lạc. Những kiến thức cần bổ sung đó là trẻ cần tìm nước hơn đồ ăn, nguồn nước ở đâu cũng quan trọng (hạn chế hồ, sông vì nguy hiểm), cách tìm chỗ trú, giữ ấm cơ thể bằng lá cây xung quanh. Hay việc ăn các thức ăn có chọn lọc để không bị trúng độc…
>> Tham khảo thêm một kỹ năng khác con nên học từ sớm: Kỹ năng sống tự lập
5. Kỹ năng giữ an toàn với động vật hoang dã
Trẻ em ở thành phố lớn sẽ ít gặp các tình huống này hơn. Tuy nhiên đây lại là một kỹ năng sinh tồn cho trẻ khá quan trọng và cần thiết. Vì so với các kỹ năng khác đây là tình huống khó kiểm soát. Mỗi loài động vật sẽ có những đặc điểm, cách xử lý khác nhau.
Nếu là rắn, hướng dẫn trẻ không đến gần hay cố gắng xua đuổi nó. Đối với các loài động vật khác không nên trêu chọc hay cố gắng chạy vì giống như đang kích thích, khiến các loài vật này giận dữ, có thể tấn công bé bất cứ lúc nào.
6. Kỹ năng giữ bình tĩnh, lạc quan
Giữ bình tĩnh và lạc quan trong nhiều tình huống có thể giúp bé suy nghĩ ra được nhiều cách giải quyết hơn. Một cách an toàn nhất đó là tập hít thở sâu để nhịp tim ổn định, tam trạng tốt hơn. Bài tập cho việc này chính là thổi bong bóng để giúp trẻ lấy hơi sâu và thở ra nhịp nhàng.
7. Kỹ năng lựa chọn quần áo phù hợp
Chọn trang phục phù hợp cho các thời tiết khác nhau, hoặc khi tham dự các sự kiện có tính chất khác nhau cũng là một kỹ năng cần thiết. Sở dĩ nó được xem là kỹ năng sinh tồn cho bé, vì trẻ cần được hướng dẫn khi đi du lịch xa sẽ mặc quần áo như thế nào. Đi đến những vùng thời tiết lạnh trang bị những gì… Trong những trường hợp xấu xảy ra như đi lạc, việc giữ ấm hoặc có trang phục phù hợp cũng giúp bảo vệ trẻ.
8. Kỹ năng tự vệ
Xã hội hiện tại có rất nhiều nguy hiểm, bảo vệ bản thân an toàn chính là điều quan trọng. Hãy đăng kí các lớp tự vệ cơ bản từ khi bé còn nhỏ để bổ trợ kỹ năng sinh tồn cho trẻ. Điều này không chỉ giúp bé sở hữu khả năng tự về, mà còn phát triển hơn về giao tiếp, tự tin trước người lạ…
9. Kỹ năng kêu cứu, tìm trợ giúp
Ngoài việc trang bị cho bé các kỹ năng cảnh giác trước người lạ, bố mẹ có thể mua cho bé một chiếc còi đeo bên mình và dạy bé cách sử dụng khi cần kêu cứu. Giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ những tình huống cấp thiết mới được thổi còi. Không được phép lạm dụng để trêu chọc vì sẽ dễ gây ra tác dụng ngược.
Cách sử dụng tốt nhất là thổi mỗi lần 3 tiếng còi. Sau đó đợi một chút lại thổi tiếp 3 tiếng còi khác đến khi được giúp đỡ.
10. Kỹ năng nấu nướng làm bếp
Làm những món ăn đơn giản như luộc, nướng (nếu trẻ đủ lớn và bố mẹ đủ tin tưởng) để đề phòng những tình huống bất ngờ như bé đi lạc… bé có thể tự tìm kiếm thức ăn và chế biến để không phải nhịn đói. Ngoài ra các kĩ năng như gọt, cắt… cũng là những kĩ năng cần thiết.
11. Dạy trẻ kỹ năng xem bản đồ
Khi trẻ đã biết nhận diện màu sắc, chữ cái… bố mẹ có thể dạy trẻ cách xem bản đồ tại khu vực mình sống, cách nhận diện phương hướng hoặc xác định những chủ thể quen thuộc để tìm được đường về nhà nếu không may đi lạc.
11 kỹ năng sinh tồn cho trẻ trên đây không phải là những kỹ năng quá khó để đào tạo, nhưng lại rất cần thiết trong những trường hợp đặc biệt. Worldkids hi vọng những thông tin trên đây có thể hỗ trợ bố mẹ trong việc hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho bé.