Bố mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối?
Worldkids – Bố mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối? Khi phát hiện trẻ nói dối, là cha mẹ, bạn có bực mình không? Có nổi nóng không?
Trước tiên, hãy tìm ra lý do vì sao trẻ nói dối
Hãy ngồi lại nói chuyện với bé một cách từ tốn về việc bé đã làm. Để bé có cơ hội giải thích tại sao bé nói dối. Nguyên nhân có thể vì bé đang sợ hãi điều gì hoặc chính cách hành xử của cha mẹ là nguyên nhân khiến bé nói dối.
Thông thường trẻ nói dối xuất phát từ các lý do sau:
– Sợ bố mẹ la mắng khi nói ra sự thật
– Bé muốn làm vui lòng bố mẹ
– Bé muốn bảo vệ một ai đó
– Bé có trí tưởng tượng phong phú vì chúng quá nhàm chán với hiện tại và chúng nghĩ những gì chúng tưởng tượng là có thật
– Bé sợ phải làm một việc gì đó
– Bé muốn được người khác chú ý đến mình
– Học theo những người xung quanh
– Và cuối cùng các bé không nghĩ nói dối là một sai lầm, một thói quen xấu
Vậy bạn đã tìm ra nguyên nhân bé nói dối rồi chứ? Tùy vào các lý do cha mẹ hãy giải thích vấn đề đúng sai ở đâu. Luôn luôn nhắc trẻ rằng nói lên sự thật quan trọng thế nào, nói dối là thói quen xấu và không nên duy trì.
Cha mẹ dùng thái độ khoan hồng nhưng nghiêm khắc
Không chỉ phân tích, chỉ ra cho bé hiểu vấn đề, khi trẻ nói dối, bạn cần có hình phạt nhẹ nhàng để trẻ ghi nhớ rằng nói dối là đức tính xấu. Có thể yêu cầu bé đứng góc nhà 20 phút, tịch thu đồ chơi bé yêu thích trong 1 ngày hoặc nặng hơn có thể cắt của bé một bữa ăn để bé ghi nhớ.
Không nhắc lại lỗi nói dối của bé
Sau khi nói chuyện, phân tích cho bé hiểu, và có hình phạt với sự nói dối của bé thì tuyệt đối không nhắc lại. Hãy cho bé hiểu bạn có niềm tin rằng bé sẽ không bao giờ mắc lại sai lầm.
Khi bé tiếp tục phạm một lỗi lầm nào đó thì đừng nhắc lại, chì chiết, không mang ra kể lại lỗi lầm của bé như một chuyện cười trước mặt người khác. Nếu bạn làm thế sẽ khiến bé thấy xấu hổ, tự ti và nghi ngờ về chính bản thân mình.
Khuyến khích sự thành thật của trẻ
Cha mẹ hãy đặt ra một số nguyên tắc trong gia đình về việc nói dối. Nếu mức độ nhé và phạm lỗi lần đầu có thể chỉ bị nhắc nhở, lần 2 có thể có hình phạt nhẹ nhàng nhưng nếu bé lặp lại lần 3 hãy phạt bé thật nặng. Tuy nhiên, hãy biểu dương tinh thần nói lên sự thật của bé để bé học cách tự chịu trách nhiệm cho việc mình làm.
Bạn hãy làm gương để dạy bảo bé hướng đến sự chân thật, thành thật trong từng việc làm, hành động, lời nói.
Luôn luôn nói về những hành động đẹp, chân thật. Hãy cho bé hiểu nếu bé làm như thế thì mọi người sẽ yêu quí bé nhiều hơn. Nếu bé làm ngược lại sẽ bị mọi người xa lánh.
Cho bé xem nhiều những video hay đọc cho bé nghe nhiều câu chuyện về việc tôn trọng sự thật, nói lên sự thật, bệnh vực sự thật để bé dần hiểu tầm quan trọng của sự thành thật.
Hầu như mỗi đứa trẻ đều có ít nhất một lần nói dối. Đừng vì thế mà cha mẹ cảm thấy quá phiền lòng vì con cái. Trong quá trình chúng lớn lên cần có những va vấp, trải nghiệm để hiểu được đâu là tốt và xấu, đâu là nên làm và không nên làm. Vì vậy cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành nêu gương cho con noi theo, theo sát con mỗi ngày để uốn nắn hành vi và suy nghĩ cho con để con hình thành một nhân cách tốt nhất.
Nguồn: worldkids.edu.vn