Trẻ nhỏ ở những cột mốc tuổi nhất định sẽ có những thay đổi về thể chất và cả tâm lý. Trẻ đã biết nhiều hơn về những việc xung quanh, có nhận thức rõ ràng hơn về nhiều sự kiện, hiện tượng. Vì thế, bố mẹ cũng đừng quá ngạc nhiên nếu trẻ trở nên dễ phát cáu, “hết ngoan”… Đây có thể là dấu hiệu của việc khủng hoảng tuổi lên 3. Hãy theo dõi cùng Worldkids để hiểu rõ về tình trạng này để tìm ra cách dạy con tuổi lên 3 phù hợp trong bài viết bên dưới.
1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên ba là biểu hiện cho sự chuyển giao giữa giai đoạn sơ sinh (0 – 3 tuổi) sang giai đoạn mẫu giáo(3 – 6 tuổi). Vào thời điểm này, tâm lý của trẻ đã trải qua một sự biến đổi đáng kể , dẫn đến một số hành vi cư xử có phần tiêu cực.
Khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba được các nhà khoa học dùng để chỉ giai đoạn từ khoảng 3 đến hơn 4 tuổi với các biến đổi về tâm lý, hành động…Bên cạnh những thay đổi tính cực trẻ có thể bộc lộ ra những biểu hiện khác lạ như: quậy phá, không nghe loief, hay khóc, thích sỡ hữu thậm chí tệ hơn là hay đòi hỏi và vô lễ
2. Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào? Kéo dài bao lâu?
Đây là một tình trạng bình thường và “tự nhiên” trong suốt quãng thời gian phát triển tâm lý của một đứa trẻ. Đa số khủng hoảng xuất hiện từ khoảng sau khi trẻ lên ba và kéo dài đến khoảng trước khi trẻ lên 4. Tùy mỗi bé mà các tình huống và mức độ khủng hoảng khác nhau.
2. Biểu hiện của bé khủng hoảng tuổi lên 3
- Phản ứng tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu làm theo những yêu cầu của người lớn hoặc làm ngược lại. Ví dụ: Trẻ không làm theo những quy tắc trước đó, không làm theo hướng dẫn của bố ẹm
- Bướng bỉnh, ngoan cố: Trẻ phản ứng quyết liệt nghiêng về những quyết định của bản thân.
- Tự chủ: Trẻ có xu hướng thoát khỏi người lớn, tự mình làm điều gì đó mà không cần sự chấp thuận của ai cả.
- Vô lễ: Trẻ có hành vi, lời nói vô lễ với người khác như nói trống không, nói hỗn
- Trẻ có thể không hứng thú với những thứ trước đây đã từng rất thích. Hay sẽ có những hành vi ngang ngược, ăn vạ nhiều hơn trước.
3. Cha mẹ nên làm gì để xử lý khủng hoảng tuổi lên 3?
3.1 Dạy con tuổi lên 3 hạn chế la mắng
Việc la mắng thường là những việc mà bố mẹ sử dụng đầu tiên khi dạy con tuổi lên 3 nếu trẻ không chịu vào nề nếp như thông thường. Nhưng trong trường hợp này đây là điều không nên, vì khả năng cao sẽ tạo thêm các tác động tiêu cực đến trẻ. Sâu hơn sẽ là việc trẻ càng lúc càng khó bảo và tăng tính chống đối lại người lớn.
Thay cho việc lớn tiếng, cha mẹ cần cố gắng kiềm chế bản thân trước tiên. Sau đó đưa ra phương hướng xử lý nhẹ nhàng hơn thông qua những cách răn đe, cảnh cáo khác.
3.2 Hãy lắng nghe trẻ khủng hoảng tuổi lên 3
Bố mẹ thường không có nhiều thời gian để nghe được những gì con trẻ muốn. Trong một số trường hợp, trẻ cũng có nhu cầu chia sẻ về những điều trẻ nhìn nhận. Hoặc những lúc bé tức giận vô cớ, đòi hỏi quá đáng… hãy tìm hiểu nguyên nhân, nghe bé nói nguyên nhân tại sao bé lại hành động như vậy.
3.3 Bình tĩnh giải thích cho con hiểu
Đối với những việc trẻ lên 3 tuổi làm sai, ngoài việc quấy khóc, cứng đầu, đối lúc trẻ còn xô xát với bạn bè, anh chị em… Đây là lúc bố mẹ cần kiên nhẫn để nói và giải thích cho trẻ, vì sao những việc đó là không đúng và cần khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu có thể hay cho bé biết cách đồng cảm, thông qua việc để trẻ tự đặt mình thành người bạn hoặc anh chị em của trẻ trong tình huống đó.
3.4 Dạy con tuổi lên 3 theo phương pháp chọn lựa
Trẻ nhỏ nếu được chiều chuộng quá mức dễ dẫn đến tình trạng ỷ y lại vào việc chỉ cần khóc quấy sẽ được cho phép. Đã đến lúc cần chỉnh đốn lại những điều này. Hãy cho trẻ biết được rằng không phải quấy khóc là sẽ có được thứ mình muốn.
Ngoài ra hãy đưa cho bé sự chọn lựa để bé biết tất cả những gì bé chọn bé sẽ phải tự chịu trách nhiệm. Ví dụ, trẻ muốn chơi đồ chơi không chịu ăn, hãy cho bé lựa chọn nếu chọn đồ chơi thì từ lúc đó đến tối không được xem Tivi…
3.5 Chú ý đến trẻ nhiều hơn
Khi trẻ ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ thường có xu hướng thích tạo ra nhiều sự chú ý cho bố mẹ hoặc gia đình. Đôi lúc sẽ là việc phá bĩnh lúc bạn đang làm việc, hoặc khóc lóc nếu bạn đang nhận điện thoại…
Dạy con tuổi lên 3 không khó, nếu bạn biết xử lý các tình huống này đúng cách. Lúc này, bố mẹ hãy tạm ngưng công việc, hỏi thăm trẻ về việc trẻ muốn gì ở bạn, giải thích cho trẻ về việc bạn cần hoàn thành công việc, sẽ chơi với trẻ sau…
3.6 Ôm trẻ nhiều hơn
Hãy ôm bé nhiều nhất có thể. Những hành động yêu thương tuy nhỏ và xảy ra nhanh, nhưng chắc chắn sẽ làm bé cảm thấy được quan tâm, yêu thương nhiều hơn. Kể cả khi đã răn dạy, phạt xong bố mẹ cũng nên ôm con vào lòng và bày tỏ yêu thương. Đây là một hành động tốt và cần được nuôi dưỡng.
3.7 Dạy trẻ tuổi lên 3 biết nghe lời
Dạy con tuổi lên 3 biết nghe lời trong giai đoạn khủng hoảng dường như là một việc không dễ. Hãy cho bé thấy được niềm vui khi bé biết nghe lời khác thế nào với khi bé không nghe lời, thông qua những lời tán thưởng từ bố mẹ, cô giáo…
3.8 Áp dụng phương pháp time-out
Dùng phương pháp này để cắt nhanh cơn khó chịu, bướng bỉnh của trẻ.
Khi bé bắt đầu la hét, không ngoan ngoãn, hãy đưa trẻ đến một khu vực yên tĩnh hơn. Để yên trong khoảng 10-15’ và tuyệt đối không dỗ hay xoa dịu, dù bé la hét đến thế nào. Trao đổi và nói rằng bạn chỉ cho bé rời khỏi đó nếu bé yên lặng và không khóc quấy nữa.
3.9 Làm gương cho con
Trẻ con tuổi lên 3 giống một tờ giấy trắng, ở giai đoạn này trẻ sẽ vô thức sao chép lại các hành động của bố mẹ và người lớn trong gia đình. Bố mẹ nên chú ý đến những hành động của mình để làm gương tốt cho trẻ noi theo.
3.10 Nhất quán quy định gia đình
Hãy đặt ra quy định cho tất cả thành viên trong gia đình và đồng nhất kể cả thưởng hoặc phạt. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em làm sai, cũng sẽ nhận được những hình phạt tương tự.
Dạy con tuổi lên 3 là một cuộc chiến đối với mỗi gia đình nếu không may tình trạng khủng hoảng của trẻ trở nên nghiêm trọng. Tâm lý của trẻ ở giai đoạn này cũng rất dễ tổn thương và để lại ám ảnh nếu bố mẹ xử lý không tốt. Hãy nhận nhiều lời khuyên hơn từ giáo viên nếu bé đã đi học, gia đình có trẻ ở độ tuổi lớn hơn hoặc tương tự. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích được bạn.