DẠY BÉ MẦM NON PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC XÃ HỘI VÀ TÌNH CẢM

Bé mầm non phát triển nhận thức tình cảm xã hội

Trong giai đoạn mầm non của các bé, phát triển nhận thức xã hội là yếu tố quan trọng. Quá trình phát triển kỹ năng này ở mỗi độ tuổi là không giống nhau. Ba mẹ cần hiểu những thay đổi của bé ở các lứa tuổi để giúp bé phát triển tốt. Từ đó giúp bé hình thành nhận thức xã hội tốt hơn.

Bé mầm non phát triển nhận thức tình cảm xã hội1. Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của bé mầm non 

a. Khái niệm về sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của bé mầm non

Bé ở độ tuổi mầm non có đặc điểm là phát triển vốn từ vựng mỗi ngày. Vì vậy việc trò chuyện với cha mẹ và bạn bè là rất quan trọng. Tất cả các kỹ năng xã hội đều là những hành vi cần được phải học. Bé sẽ học các kỹ năng xã hội bằng cách quan sát cha mẹ giao tiếp với những người xung quanh.

b. Tại sao sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của bé mầm non lại quan trọng?

Bé trong độ tuổi mầm non có xu hướng nổi bật về mọi mặt. Những kỹ năng chúng học được vào thời điểm này sẽ ở lại với chúng suốt đời. Vì vậy, việc cho bé tham gia các hoạt động tập thể sẽ giúp bé tự tin hơn và dễ hòa nhập với xã hội. Bé có kỹ năng xã hội tốt sẽ trở thành người lớn thành công.

c. Bé cần học phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội như thế nào? 

Các hoạt động xã hội bao gồm dạy bé mầm non cách tuân theo các quy tắc và hậu quả của việc vi phạm các quy tắc đó. Ba mẹ mẹ cần dạy bé cách chia sẻ và biết nhường nhịn nhau khi chơi với các bạn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy bé cách làm việc với người khác và để bé học cách tự lập.

2. Cách đánh giá và kiểm tra sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của bé mầm non

Các phụ huynh có thể sử dụng các phương pháp sau đây để theo dõi và đánh giá sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của bé mầm non:

a. Quan sát tự nhiên là phương pháp phù hợp dành cho bé mầm non

Khi bé trong độ tuổi mầm non, phụ huynh có thể quan sát trực tiếp, không can thiệp vào những hoạt động của bé. Sau đó, có thể ghi chép lại các thông tin về hành vi và tâm lý của bé một cách có hệ thống, có kế hoạch.

  • Quan sát và lắng nghe quá trình bé nói và làm: chú ý tới cách bé diễn đạt.  
  • Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảm của bé với các bạn cùng lớp, trong sinh hoạt hàng ngày.

b. Trò chuyện là cách hiệu quả dành cho bé

Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp và đơn giản nhất đối với các bé trong độ tuổi mầm non. Ba mẹ có thể đặt câu hỏi để bé trả lời, thu thập nhiều thông tin. Đối với bé mầm non, có một số điều nên chú ý khi trò chuyện:

  • Những nội dung trong cuộc trò chuyện phải phù hợp với bé.
  • Gợi ý bé dùng động tác cử chỉ, biểu cảm, nếu bé chưa nói được bằng lời nói.
  • Dùng lời nói ngắn gọn, đơn giản; ân cần khi trò chuyện với bé.
  • Khi đặt câu hỏi cho bé, cần cho bé thời gian để bé trả lời.
  • Trò chuyện với bé thoải mái, tự nguyện.

Bé mầm non phát triển nhận thức tình cảm xã hộic. Phân tích sản phẩm của bé

Dựa vào các sản phẩm của bé (vẽ, nặn, cắt,…) để xem xét, phân tích, đánh giá ý tưởng, sự khéo léo, khả năng sáng tạo,.. Thông qua các sản phẩm có thể đánh giá được kĩ năng, thái độ của bé trong độ tuổi mầm non.

Việc đánh giá sự phát triển cảm xúc và nhận thức của bé qua các sản phẩm bé tạo ra cần phải lưu ý:

  • Không chỉ căn cứ vào kết quả , mà còn phải quan tâm tới quá trình làm nên sản phẩm đó của bé ( sự tập trung, ý thức, cách sử dụng các dụng cụ, …).
  • Phụ huynh nên giữ lại những sản phẩm của bé để dễ dàng đánh giá sự tiến bộ của bé trong tương lai.

d. Xây dựng tình huống phù hợp với bé

Tạo ra những tình huống giả định để bé lắng nghe và tìm ra cách giải quyết những tình huống đó. Phụ huynh sẽ đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề của bé.

e. Trao đổi với giáo viên mầm non

Phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên mầm non hằng ngày, trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh để thu thập thêm thông tin của bé.

3. Các mẹo nhỏ thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội cho bé mầm non

Quá trình phát triển của một đứa bé là một hành trình dài hạn, với tất cả các khía cạnh. Có nhiều cách giúp bé mầm non phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng bộc lộ cảm xúc. Các phụ huynh có thể tham khảo các ” mẹo nhỏ ” dưới đây:

a. Thường xuyên động viên bé

  • Thường xuyên dành những chiếc ôm cho bé.
  • Làm phong phú các hoạt động hàng ngày của bé. Ví dụ: cùng nhau xem, cười, đọc những câu chuyện ngắn trong bữa ăn, khi tắm hoặc ngủ trưa.
  • Sử dụng nét mặt, cử chỉ, lời nói thể hiện sự quan tâm khi bé đang nói chuyện.
  • Dành thời gian để chơi các trò chơi do con bạn tạo ra. Tham gia càng nhiều càng tốt, trò chuyện và đặt câu hỏi về các hoạt động trong ngày của bé.

Bé mầm non phát triển nhận thức tình cảm xã hộib. Hướng dẫn bé làm tốt hơn

  • Hướng dẫn bé cách xử lý các tình huống xã hội: bé em thường thích nhìn ngắm các bé khác.
  • Dạy bé học thêm nhiều từ vựng để có thể diễn đạt cảm xúc một cách trọn vẹn
  • Khen ngợi bé đúng chỗ, đúng lúc và khuyến khích con làm tốt công việc của mình.
  • Cha mẹ nên là tấm gương tốt đầu tiên của con cái. Cho con bạn cơ hội quan sát những gì bạn làm. Đó là một người tốt và biết quan tâm đến người khác.

 

 

 

Trả lời