CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ


[vc_row][vc_column][vc_column_text]Vào mùa hè nắng nóng, cùng với những cơn mưa đã làm cho độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn (còn gọi là vi rút…) dễ bùng phát và tấn công khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh vì cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu.

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, dịch họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân- miệng, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm vius.

Để chủ động phòng, chống bệnh, Worldkids xin gửi đến Quý Phụ huynh một số thông tin tham khảo để chủ động phòng bệnh TCM cho trẻ:

  1. Biểu hiện của bệnh
  • Sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi, sưng họng 1- 2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má.
  • Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân.
  • Bệnh có khả năng lây cao nhất trong tuần đầu của bệnh.
  1. Biện pháp phòng chống
  • Người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi tắm rửa, vệ sinh.
  • Hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng đúng lúc, đúng cách rửa nhiều lần trong ngày và mỗi bé dùng mỗi khăn riêng.
  • Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát.
  • Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
  • Đeo khẩu trang hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường học, nhà mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh.
  • Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
  • Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho người bệnh ăn lỏng và mềm.
  • Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.
  • Chú ý: Cần tới cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán đúng. Sử dụng thuốc điều trị tuân thủ quy định của bác sĩ (trong trường hợp trẻ mắc bệnh).

Hiểu được tầm quan trọng việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, Hệ Thống Trường Mầm Non Song Ngữ Worldkids luôn nâng cao công tác vệ sinh môi trường cho trẻ mỗi ngày. Kính mong Quý Phụ huynh phối hợp cùng Nhà trường giữ gìn sức khỏe của bé và phòng bệnh một cách chủ động.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Để lại một bình luận