Trẻ 4 tuổi học chữ có tốt không? Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ nào ít nhàm chán và dễ nhớ vừa nhàn cho bố mẹ vừa dễ thực hiện cho trẻ? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ở độ tuổi lên 4, trẻ có thể tiếp thu được bảng chữ cái nhanh chóng hơn. Dưới đây là những bí quyết Worldkids – WIS đã tổng hợp và gửi đến bạn.
1. Vì sao nên dạy trẻ 4 tuổi học bảng chữ cái?
Theo nhiều nghiên cứu, giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển và học hỏi tốt nhất của bé. Sau 6 tuổi, bé sẽ phát triển chậm hơn. Trong đó ở giai đoạn 4 tuổi được xem là giai đoạn dạy trẻ học bảng chữ cái tốt nhất. Vì vậy bố mẹ có thể lưu ý khoảng thời gian này để có thể bắt đầu cho bé tập làm quen bảng chữ cái và áp dụng các cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ như bên dưới đây.
2. 7 cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ đơn giản tại nhà
2.1 Mua bảng chữ cái có nhiều hình thú vị
Trẻ nhỏ rất thích các hình thù nhiều màu sắc, thú vị. Vì thế trên thị trường hiện nay có không ít mẫu bảng chữ cái khác nhau, khi dạy trẻ 4 tuổi học chữ, bố mẹ có thể tùy vào sở thích để mua mẫu phù hợp. Một số mẫu cho bé gái có thể là công chúa, búp bê… bé trai là robot, xe… Ngoài ra có thể mua những bảng có chữ cái nào hình đó. Ví dụ: chữ A là quả Na, chữ E là chiếc xe… sẽ giúp trẻ thích thú và dễ nhớ hơn.
2.2 Không nên quan trọng việc phát âm đúng sai
Trẻ mới tập làm quen nên sẽ phát âm chưa đúng. Trong quá trình dạy trẻ 4 tuổi học chữ cái, bố mẹ không nên la mắng hoặc bắt trẻ đọc lại nhiều lần, việc này sẽ khiến bé cảm thấy áp lực và không hứng thú với việc học. Hãy tạm bỏ qua những lần đọc sai và hướng dẫn từ tốn, kiên nhẫn với trẻ.
2.3 Vừa học vừa thực hành bảng chữ cái ở bất cứ đâu
Vừa học vừa thực hành là cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ giúp trẻ nhớ lâu hơn bình thường. Mẹ có thể bất chợt hỏi bé trên đoạn đường đi học, khi đi siêu thị hoặc những vị trí xuất hiện chữ cái. Cách này sẽ giúp trẻ phản xạ có điều kiện, nhớ mặt chữ nhanh hơn, việc học bảng chữ cái cũng dễ dàng hơn.
2.4 Dạy trẻ 4 tuổi làm quen với chữ viết thường trước
Theo các thống kê, chữ cái viết hoa thường chỉ chiếm khoảng 5% so với toàn bộ các loại văn bản. Chính vì vậy bố mẹ nên dạy trẻ 4 tuổi học chữ cái thường trước so với chữ cái viết hoa.
2.5 Sáng tạo trò chơi khi dạy trẻ 4 tuổi học chữ
Trò tô màu: In chữ cái lên mặt giấy trắng và cho bé tô màu theo từng chữ. Ví dụ chữ A màu đỏ, chữ B màu xanh… hình ảnh và màu sắc sẽ giúp bé nhớ lâu hơn.
Trò câu cá: Vẽ hình cá lên giấy và viết các chữ cái lên trên, có thể tô màu để bé dễ nhận biết. Gắn thêm kẹp kim loại lên thân cá và dùng nam châm làm cần câu. Mỗi lần bé “câu” được cá sẽ phải đọc chữ cái kèm theo.
Tìm chữ đúng: Vẽ 2 bảng chữ cái trên giấy và cắt rời từng chữ cái trong 1 bảng ra. Sau đó để bé tự so sánh và tìm ra chữ cái cắt rời giống với chữ trong bảng còn lại.
Trò đập búa: Mỗi ngày dạy bé khoảng 5-6 chữ cái và đặt 5-6 chữ này trước mặt. Khi đọc đến chữ nào bé sẽ dùng bứa đập vào chữ đó và phát âm lại. Có thể tăng tốc độ đọc hoặc số lượng chữ học.
Trò lò cò: Vẽ lên nền đất các chữ cái. Khi mẹ đọc đến đâu trẻ sẽ nhảy lò cò qua chữ cái tương ứng. Đây là một cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ sáng tạo, vừa phát triển trí não vừa phát triển khả năng vận động.
2.6 Đọc sách, kể chuyện cho bé
Đọc sách, kể chuyện tưởng chừng như không phải là việc liên quan đến việc dạy trẻ 4 tuổi học chữ, hay giúp trẻ nhận biết bảng chữ cái. Nhưng đây là một việc có thể tạo cho bé sự yêu thích đối với sách và chữ. Suốt quá trình kể chuyện, đọc sách, hãy tương tác thật nhiều với bé, giúp bé hiểu hơn nội dung cũng như yêu thích sách, chữ.
2.7 Hình thành thói quen học tập từ bé
Thói quen học tập nên được xây dựng từ bé. Trong đó một số thói quen như: học đúng giờ, tập trung khi học… là những thói quen bố mẹ có thể rèn dần cho bé. Những hành động chưa đúng khi bắt đầu giai đoạn học có thể gây nhiều khó khăn: không ngồi yên một chỗ, ném vở, lo ra mất tập trung… nhưng bố mẹ hãy kiên trì để bé nhận thức được. Ngoài ra thì thiết kế những buổi học sinh động cũng là cách giúp bé yêu thích việc học hơn, dễ dàng hình thành thói quen.
Trên đây là những cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên bạn cũng cần quan sát thái độ của trẻ xem bé có hứng thú học hay không, hoặc có vui thích khi bạn thay đổi cách dạy không để có được cách dạy phù hợp nhất nhé.