Bé mầm non tăng trưởng và phát triển nhanh chóng trong 6 năm đầu tiên trên bốn lĩnh vực phát triển chính: vận động (thể chất), giao tiếp và ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và cảm xúc.
Phát triển vận động có nghĩa là sự phát triển của xương, cơ và khả năng di chuyển và tiếp xúc với môi trường xung quanh của trẻ. Sự phát triển vận động của trẻ được chia thành hai loại: vận động tinh và vận động thô.
1. Tìm hiểu về vận động thô và vận động tinh ở bé mầm non
a. Vận động thô & vận động tinh
Vận động thô gồm những kỹ năng liên quan đến vận động và phối hợp vận động của các cơ lớn như lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đá, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước vận động tinh.
Vận động tinh là kỹ năng liên quan tới các cơ nhỏ của mắt, bàn tay như khả năng cầm, nắm, đồ chơi, xoay, vặn, viết chữ, thêu, đan, vẽ tranh … Kỹ năng này sẽ phát triển nhờ vào các hoạt động chơi, luyện tập của trẻ.
b. Ba mẹ cần làm gì?
Bố mẹ cùng tìm hiểu sự phát triển vận động và kỹ năng vận động ở các lứa tuổi có những điều gì khác nhau để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho con.
2. Sự phát triển của bé mầm non theo từng giai đoạn
a. Giai đoạn bé 0 – 12 tháng
Đối với vận động thô:
- Trẻ biết lật từ ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được và biết nâng cao đầu khi nằm sấp
- Trẻ có thể lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa.
- Khả năng lẫy lật và tự nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp ở trẻ từ 4 – 6 tháng
- Khi kéo lên, trẻ có thể giữ vững được đầu thẳng
- Khi ngồi trẻ có trụ vững hơn
- Trẻ biết trườn ra phía trước và xung quanh
- Khi được bố mẹ giữ người, trẻ đã có thể đứng được khi được bố mẹ giữ người
- Trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi đã có thể tự ngồi được vững vàng, bắt đầu tập bò và vịn đứng dậy khi có thành để bám chắc chắn
- Từ 9 tháng tuổi, trẻ tập đứng và dần đứng vững, đi lại được vài bước khi có người dắt tay
Đối với vận động tinh:
- Trẻ biết cầm, giữ đồ vật trong tay từ 1 – 2 phút, có thể dùng tay để đưa đồ vật vào miệng, biết với tay để cầm nắm đồ vật
- Trẻ biết cầm hai vật và đập hai vật vào nhau.
- Biết chuyển tay một vật từ tay phải sang tay trái hoặc ngược lại; nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và một ngón tay khác
- Trẻ sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn, biết đập hai vật vào nhau, kẹp vật bằng hai đầu ngón tay
2.2 Giai đoạn bé mầm non 1- 2 tuổi
Đối với vận động thô
- Bé bắt đầu có đi bước đầu tiên mà không có người giúp và bắt đầu chạy, ném bóng
- Bé có thể di chuyển một đồ vật, ngồi nhặt đồ chơi và vừa đi, vừa đẩy, kéo đồ chơi có bánh xe
- Bé trèo cầu thang bằng hai chân, hai tay và đi thụt lùi xuống cầu thang bằng hai tay, hai chân.
Vận động tinh:
- Bé bỏ đồng xu vào ống tiền và lật được trang sách. Bé đã biết dùng bàn tay vào các hoạt động khác nhau như điều khiển, giữ thăng bằng. Bé biết xây tháp với 2-3 hình khối khi được 15 tháng, 3-4 hình khối khi 18 tháng và vẽ những đường kẻ trên giấy.
2.3 Giai đoạn bé mầm non 2-3 tuổi
Vận động thô:
- Bé leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, chưa leo liên tục bằng hai chân.
- Bé đi được xe đạp ba bánh
- Bé đứng trên các đầu ngón chân, ném bóng về phía trước…
Vận động tinh:
- Hoàn thành trò chơi xếp hình khi 2 tuổi, bé bắt đầu với 6-7 hình khối, và chơi với 9-10 hình khối khi bé 3 tuổi
- Bé cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thẳng, ngang…
- Bé lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình.
2.4 Giai đoạn 3 -4 tuổi
Vận động thô:
- Bé đi tới, đi lui, đi ngang, cố sức đẩy kéo đồ chơi lớn. Bé chạy, dừng, rê qua vật chướng ngại vật.
- Bé giữ thăng bằng trên một chân trong vòng vài giây và chạy với dáng vẻ duyên dáng hơn. Bé leo lên và đi xuống cầu thang bằng những bước luân phiên và mang đồ vật lên và xuống cầu thang.
Vận động tinh:
- Bé hoàn thành trò chơi xếp hình, bắt chước xây cầu, làm cho đồ chơi máy vận hành được và đặt 5 khối thứ tự theo hàng.
- Bé vặn mở đóng nắp hộp, cắt giấy thành sợi dài và cắt theo đường kẻ thẳng. Bé bắt chước vẽ dấu cộng vẽ chữ V và những hình đơn giản
- Bé cầm kéo trong một tay và cắt được đường viền. Bé tạo một đường dài ngoằn ngoèo bằng cách vò bột tạo hình trong hai bàn tay.
- Bé tập hợp, phân loại được đồ vật và tranh. Bé phân loại vật tùy theo nhóm và xếp đôi những vật thông dụng theo chức năng.
2.5 Giai đoạn 4 – 5 tuổi
Vận động thô:
- Bé ném và bắt được banh. Bé ném bóng với lực mạnh hơn và ném banh qua vai hay dưới chân.
- Bé có thể học những phương pháp bơi, nhảy lên cao hay nhảy ngang và lái xe đạp với bánh phụ.
Vận động tinh:
- Bé định hình việc thuận tay phải hay trái. Bé cắt hình dạng dễ: hình tròn, hình vuông.
- Bé cầm bút chì bởi ngón cái và ngón trỏ, đặt trọng tâm lên ngón giữa và tô màu không lem ra ngoài.
2.6 Giai đoạn 5 – 6 tuổi
Vận động thô:
- Trẻ có thể đi thẳng một đường, bước xuống cầu thang bằng cả hai chân luân phiên nhau và bé chạy như người lớn. Trẻ biết cách tránh né các vật ném vào mình, biết chạy đuổi theo.
- Trẻ nhảy dây cũng được thực hiện bằng cách đổi chân luân phiên, leo trèo một cách tự tin và thích thú với những đồ chơi và trò chơi chuyển động nhanh.
Vận động tinh:
- Bé phân biệt tay trái và phải. Bé gấp tờ giấy làm đôi bằng cách so các góc vào nhau.
- Có thể dùng bút vẽ một số hình đơn giản, tô màu, xé dán, biết dùng kéo cắt một số hình đơn giản
- Bé có thể dùng hai tay đón bóng tương đối chính xác và có thể dùng các ngón tay để nặn các đồ vật nhỏ
- Bé cũng đã bắt đầu đi học và viết chữ.
3. Cách khuyến khích bé mầm non phát triển vận động hoặc thể chất
a. Trẻ sơ sinh / em bé:
- Tập hóp bụng trong vài phút, tăng thời gian từ từ khi cơ bắp khỏe hơn.
- Đặt đồ chơi gần đó để bé có thể di chuyển và với lấy đồ chơi.
b. Khoảng 1 tuổi:
- Hãy để bé lật từng trang sách khi bạn đọc cùng bé
- Chơi trò chơi và hát các bài hát kết hợp các động tác múa mà trẻ có thể bắt chước.
c. Bé mầm non 2 – 3 tuổi:
- Khuyến khích trẻ xây một tòa tháp gồm bốn khối trở lên.
- Chơi diễu hành hoặc đi theo người lãnh đạo với trẻ mới biết đi.
- Giúp con khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách dắt bé đi dạo.
- Nhẹ nhàng lăn một quả bóng cho trẻ và yêu cầu trẻ lăn nó lại.
3.4 Bé mầm non từ 4 đến 6 tuổi:
- Tập đứng trên một chân và đếm xem trẻ có thể đứng yên trong bao lâu.
- Chơi các trò thủ công mỹ nghệ bằng bột nặn, kéo và các hạt nhỏ trên dây.
- Khuyến khích trẻ giúp đỡ những công việc nhà đơn giản.
- Cho trẻ vẽ bút màu, bút dạ và nhiều vật liệu chơi khác nhau.
Ở mỗi giai đoạn, bé có sự phát triển khác nhau về vận động thô và vận động tinh. Việc ba mẹ quan sát và vui chơi cùng con sẽ giúp con được gắn kết và có được sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Tại Trường Mầm Non Worldkids, bé được học tập và vui chơi trong môi trường lành mạnh. Cùng với phương châm “ Lấy trẻ làm trung tâm” bé được tự do sáng tạo và phát triển một cách tự nhiên theo từng giai đoạn mầm non.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về bé mầm non phát triển nhận thức xã hội và tình cảm nhé.