6 GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM CỦA TRẺ EM MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

Giai đoạn nhạy cảm của em mầm non là khoảng thời gian quan trọng trong học tập và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn, tư duy lẫn tính cách của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tôn trọng những hành động mà tự nhiên đã dành tặng cho con, đồng thời đưa ra những hướng đi cần thiết, giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội duy nhất này.

Bà Maria Motessori – nữ tiến sĩ y khoa đầu tiên của Ý, là một trong những người tiên phong và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử giáo dục mầm non, đã từng nói: “Những đứa trẻ trải qua thời kỳ nhạy cảm đang nhận sự “chỉ huy” từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ”. Thời kỳ nhạy cảm là chính là 1 giai đoạn mà trẻ có khả năng học hỏi một cách vô thức và tối đa nhất. Bé không cần có sự cố gắng, nổ lực nào. 

Có 6 giai đoạn nhạy cảm quan trọng được Maria Montessori và nhiều chuyên gia giáo dục sớm chỉ ra rằng:

1. Giai đoạn 1 (Từ 0 – 4 tuổi): Giai đoạn nhận thức các giác quan

Trong giai đoạn này, trẻ có khuynh hướng vận dụng tất cả các giác quan để kích thích mà mở rộng khả năng phát triển. Do đó, ba mẹ cứ để con tự do cầm nắm, sờ, ngửi đủ thứ xung quanh bé. Vì đó là cách mà trẻ dùng để phân biệt và nhận biết mọi thứ xung quanh mình.

2. Giai đoạn 2 (Từ 0 – 6 tuổi): Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

a. Trẻ em mầm non phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Maria Montessori chỉ ra rằng từ 3 tháng tuổi đến năm 6 tuổi, là giai đoạn cực kì nhạy cảm đối với sự phát triển của trẻ về mặt ngôn ngữ. Trẻ sơ sinh có thể phân biệt được những sự khác nhau trong giọng nói của người lớn. Hơn nữa bé còn để ý và nhận thức được những chuyển động của miệng người nói chuyện.

Trẻ có thể phân biệt rất rõ ràng âm thanh ngôn ngữ và có khả năng bắt chước. Khả năng tiếp thu và học các ngôn ngữ khác nhau của trẻ tốt hơn nhiều so với người lớn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên để trẻ có một môi trường ngôn ngữ phong phú, lành mạnh. Điều đó để tạo điều kiện cho trẻ phát triển hoàn thiện về ngôn ngữ, tránh tình trạng nói ngọng. Người lớn tránh văng tục, chửi thề trước mắt trẻ.

Có thể nói, giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ xuất hiện khá sớm. Khi trẻ chú ý đến hình miệng và ngôn ngữ phát ra của người lớn, thì khả năng ngôn ngữ của bé bắt đầu bộc lộ. Trong giai đoạn này, ba mẹ có thể đọc sách trò chuyện cho bé nghe. Ba mẹ cũng có thể đặt câu hỏi với bé, để tăng khả năng diễn đạt của bé sau này.

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ em mầm non theo Montessori

b. Các giai đoạn nhỏ:

  • Từ 0 – 1 tuổi: trẻ bắt đầu nói ê, a rồi đến ba, ba ba… Từ lúc đấy, năng lực diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu hình thành và phát triển từng ngày.
  • Phát hiện của Montessori: Tuổi lên 3 quyết định cả cuộc đời đứa trẻ. Khi được 3 tuổi, cấu trúc bộ não của trẻ hầu như được thiết lập hoàn toàn. Quá trình thiết lập này không thể nào đảo ngược. Không thể xóa đi và cài lại cài lại như chiếc laptop nhà bạn được.
  • Trong giai đoạn từ 0 – 8 tháng: trẻ cần có cảm giác an toàn.. Vì vậy, ba mẹ cần nhiều thời gian bên cạnh bé. Từ 18 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu giao tiếp với mọi người xung quanh và có những ấn tượng nhất định. Nên tạo và chọn một môi trường tốt cho bé vui chơi và thích thú. Đây là cơ sở để giúp bé phát triển trí tưởng tượng sau này. Vì trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. 

3. Giai đoạn 3 (Từ 0 – 3 tuổi): Giai đoạn nhạy cảm về sự trật tự

Giai đoạn này được coi là giai đoạn của tổ chức. Trẻ em mầm non cần có cảm giác an toàn. Trong giai đoạn này trẻ tập trung vào việc hình thành các thói quen và khuôn mẫu trong môi trường xung quanh. 

Ba mẹ cũng nên chú ý: khi thấy môi trường quen thuộc xung quanh mình bị thay đổi, trẻ cảm thấy lạ lẫm, sợ hãi và khó hòa nhập. Nên khi thay đổi môi trường phải thay đổi một cách từ từ và có trật tự để bé thích nghi dần. 

4. Giai đoạn 4 (Từ 2 – 6 tuổi): Giai đoạn đặt sự chú ý vào chi tiết

Trong giai đoạn này, trẻ mầm non đặt sự chú ý vào chi tiết, phát triển khả năng tập trung vào một sự vật, hiện tượng nhất định. Đây là khả năng cực kì quan trọng đối với trẻ sau này.

Nếu quan sát thấy rằng, khi trẻ đang chơi một món đồ chơi nào đó, thì trẻ rất tập trung vào nó. Nếu lấy món đó khi bé đang chơi và thay vào đồ chơi khác thì bé chắc chắn không chịu và khóc ngay. Nhưng nếu cứ để cho trẻ chơi cái mà bé thích, khi đã rồi, trẻ sẽ chán và chuyển sự chú ý qua món đồ chơi khác. 

Trong giai đoạn này, bé có một góc nhìn hoàn toàn khác với người lớn. Khi người lớn nhìn thấy một cách đồng cỏ, thì bé hay nhìn vào các lá cây hay những cánh chim đang bay trên bầu trời. Khi người lớn nhìn vào bộ quần áo thì bé lại nhìn vào túi áo, cúc áo. Ba mẹ có thể tập cho con tính tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo trong giai đoạn này nhé.

5. Giai đoạn 5 (Từ 3 – 6 tuổi): Giai đoạn tăng trưởng kỹ năng hoạt động

a. Khái niệm:

Đây là giai đoạn trẻ luyện tập kỹ năng kiểm soát các hoạt động của cơ thể. Trẻ có một sự kích thích rất tự nhiên để đạt được kỹ năng hoạt động của mình. Chính vì thế, trẻ thường lặp đi lặp lại một hành động nào đó cho đến khi làm được thành thạo mới ngưng. Rất nhiều ba mẹ cảm thấy bực mình, khó chịu khi bé lặp đi lặp lại một việc nào đó. Họ cho rằng như thế là rất mất thời gian. Họ thường bế trẻ đi chỗ khác hoặc chen ngang không cho trẻ thực hiện hành động đó nữa. Tiến sĩ Maria Montessori nói đó là sự “can thiệp thô bạo” vào sự “phát triển vốn rất tự nhiên” của trẻ.

b. Trẻ em mầm non cần gì trong giai đoạn này?

Ba mẹ cần tôn trọng các hoạt động tự phát của trẻ. Khi quan sát trẻ đam mê và thích chơi những hoạt động nào, thì nên tìm cách để trẻ thực hiện nó một cách dễ dàng hơn. Ba mẹ đừng ngăn cản hay cấm đoán. Như vậy ba mẹ trở thành một giáo viên xuất sắc trong mắt trẻ rồi đấy. Chỉ cần đưa ra sự giúp đỡ khi trẻ cần đến là được rồi ba mẹ nhé.

Khi tham gia và hứng thú với một trò chơi nào đó, thì ngay lập tức: Cơ bắp, cơ quan giác quan và não bộ của trẻ được kết hợp vận động cùng lúc. Điều này rất tốt đến phát triển não bộ của trẻ một cách toàn diện sau này. 

Từ 3 – 6 tuổi: trẻ bắt đầu giao lưu, kết bạn, tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy trong giao đoạn này ba mẹ cần phải luyện tập các lễ nghĩa và chào hỏi cho bé. Ba mẹ cũng nên tập cho bé các phép lịch sự trong sinh hoạt chung với cộng đồng.

6. Giai đoạn 6 (Từ 3,5 đến 6 tuổi): Giai đoạn trẻ em mầm non nhạy cảm với chữ viết và đọc hiểu

a. Khái niệm

Hơn 3 tuổi, trẻ sẽ có cảm giác hứng thú với việc cầm bút “bôi vẽ” lên giấy, lên bàn. Mặc dù trẻ vẫn chưa thật sự vẽ được, thậm chí trẻ còn chưa biết cầm bút chính xác. Thay vì cấm đoán thì ba mẹ nên cố gắng đáp ứng mong muốn và sở thích của bé.

Khả năng viết và đọc hiểu của trẻ em mầm non thường đến muộn hơn. Lúc này ba mẹ hãy lựa chọn những cuốn sách giáo dục phù hợp cho trẻ tập viết và đọc. Việc này sẽ góp phần rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ em mầm non sau này.

b. Ba mẹ cần giúp gì cho trẻ em mầm non:

Bài viết này sẽ giúp các ba mẹ hiểu rõ hơn về sáu giai đoạn nhạy cảm của trẻ. Tùy theo từng giai đoạn cụ thể mà bố mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tư duy, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Hãy để trẻ trở nên hoàn thiện hơn về mọi mặt trong tương lai.

Tại Hệ Thống Trường Mầm Non Worldkids, bé được học theo phương pháp Montessori đúng chuẩn Quốc tế kèm các giáo cụ học đúng chuẩn Montessori. Bé phát triển tự lập theo khả năng riêng biệt. Đồng thời, Worldkids còn kết hợp Montessori với các phương pháp giáo dục hiện đại khác. Nó bổ trợ giai đoạn phát triển của bé hoàn hảo và vượt bậc hơn so với các bạn đồng trang lứa. hy vọng có thể giúp phụ huynh khai thác sớm nhất tiềm năng của trẻ. Qua đó chú trọng và giúp trẻ phát triển thật sự vượt trội.

 

Trả lời